Truyện thiếu nhi Nhà Vua Trẻ P1
Tác giả: Oscar Wilde
|
Truyện thiếu nhi Nhà Vua Trẻ |
Lúc này, vào ban đêm trước ngày lễ phong vương được quá định, nhà vua
trẻ ngồi một mình trong căn phòng xinh đẹp của mình. Tất cả các triều
thần đã xin cáo từ sau khi cúi dập đầu xuống đất, đúng theo nghi thức
của thuở đó, và họ đã lui về phòng khánh tiết ở hoàng cung để tiếp nhận
một ít bài học cuối cùng của giáo sư nghi thức: trong đám các vị, có một
vài người vẫn còn giữ những dáng điệu hết sức tự nhiên, mà đối với một
triều thần, tôi cần phải đường đột mà nói ra, đó là một sự vi phạm
nghiêm trọng. Cậu bé -vì đấy chỉ là một thiếu niên mới mười sáu tuổi
-không lấy làm buồn phiền lúc họ đã đi khỏi. Với một tiếng thở dài khoan
khoái, cậu ngả người xuống các tấm đệm êm dịu trên chiếc trường kỷ phủ
vải thêu. Cậu nằm ở đấy, mắt nhìn hoang dại và miệng mở rộng nom như một
con thú màu nâu vùng sơn cước hoặc như một động vật nào đó ở vùng rừng
núi mới bị người thợ săn bẫy được. Mà thật vậy, chính các tay thợ săn đã
tình cờ tìm thấy cậu lúc mà, chân không giày không guốc và tay cầm
chiếc sáo, cậu đang đi theo đàn gia súc của bác chăn dê nghèo khổ đã
nuôi nấng cậu, và cậu luôn luôn nghĩ rằng cậu là con trai bác ta.
Người con gái độc nhất của đức vua đã sinh ra cậu do một cuộc hôn
nhân bí mật với một người ở địa vị thấp kém hơn nàng nhiều, có kẻ nói đó
là một người nước ngoài đã khiến cho nàng công chúa trẻ phải lòng do
tiếng đàn luýt có ma lực kỳ lạ của mình; những người khác lại đả động
đến một nghệ sĩ từ Ri-mi-ni tới và được nàng công chúa trọng vọng- có lẽ
lại quá trọng vọng -và chàng đã đột ngột biến khỏi thành bang, bỏ dở
công trình của chàng ở nhà thờ lớn. Ra đời được một tuần, lúc còn nằm
bên cạnh bà mẹ đang ngủ, cậu bé được giao cho vợ chồng một bác nông dân
bình thường chăm sóc; họ không có con cái và ở trong một khu rừng hẻo
lánh cách xa thành bang hơn một ngày đi ngựa. Hình như một thứ thuốc độc
có công hiệu nhanh chóng được lùa vào một cốc rượu vang, đã giết chết
người con gái trong trắng sinh ra cậu, chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ
sau khi nàng tỉnh giấc. Và trong lúc tin những kẻ thân tín của nhà vua
mang đứa bé đi khỏi thành bang vừa nhảy xuống khỏi những con ngựa mệt
nhoài, gõ vào cánh cửa thô kệch ở túp lều bác chăn dê, thì xác nàng công
chúa được hạ xuống một cái hố lộ thiên đào sẵn trong một nghĩa địa xa
khuất ở bên kia cổng thành. Theo như người ta đồn đại, đã có một cái xác
khác trong huyệt, xác một chàng thanh niên với vẻ đẹp kỳ diệu của một
người nước ngoài, tay bị trói quặt sau lưng bằng một chiếc dây thừng
thắt nút, ngực bị những nhát dao đâm để lại những vết thương còn tươi
máu.
ít ra, câu chuyện người ta rỉ tai nhau mà đồn đại, là như vậy.
Có điều chắc chắn, là vị vua già, lúc nằm trên giường đợi phút lâm
chung, hoặc bị giày vò bởi sự ăn năn trước tội ác ghê gớm của mình, hoặc
đơn giản hơn, muốn rằng vương quốc không bị lọt khỏi dòng họ mình, vị
vua già đã phái người đi tìm đứa bé và trước mặt đông đủ các quan, ông
đã thừa nhận nó là người kế vị. Hình như ngay từ phút đầu tiên được thừa
nhận, cậu bé đã tỏ rõ những dấu hiệu mê đắm cái đẹp mà sẽ có một ảnh
hưởng lớn lao đối với suốt cuộc đời của cậu. Những ai theo hầu cậu ta
đến dãy phòng dành riêng cho cậu, đều thường nói đến tiếng kêu thích thú
cậu bật ra khi trông thấy bộ áo quần đẹp đẽ cùng vô khối đồ trang sức
đã được chuẩn bị sẵn cho cậu; và họ cũng nói đến niềm vui sướng gần như
hoàn toàn lúc cậu vất sang một bên chiếc áo chẽn bằng da sù sì với chiếc
áo da dê khô cứng. Thật tình, thỉnh thoảng cậu cũng thấy nhớ đời sống
tự do ở rừng núi, và bao giờ cũng dễ dàng bực bội trước các nghi thức
nhạt nhẽo ở triều đình đang chiếm phần lớn thời gian trong ngày; nhưng
cái cung điện kỳ lạ.
-Thiên hạ gọi là cung điện vui thú, mà giờ đây cậu thấy bản thân mình
làm chủ, hình như là một thế giới mới được tạo ra vì lạc thú của cậu.
Và hễ vừa thoát khỏi bàn hội đồng hoặc phòng bệ kiến là cậu chạy xuống
chiếc cầu thang lớn trang trí bằng những con sư tử đồng thau dát vàng và
các bậc bằng đá poóc-phia lấp lánh; cậu đi vẩn vơ từ phòng này sang
phòng khác, từ dãy hành lang này đến dãy hành lang nọ, nom như một người
đang tìm tòi để phát hiện ra ở cái đẹp một niềm an ủi cho nỗi buồn khổ,
hoặc một thứ gì đó để phục hồi lại sau cơn đau ốm. Trong những ngày mà
cậu gọi là những ngày khám phá
mà thật thế, đối với cậu, đấy là những
cuộc du hành thực sự qua một xứ kỳ diệu. Đôi khi đi cùng với cậu là
những kiếm đồng triều đình, người mảnh khảnh, mái tóc xinh xắn, bận
những chiếc áo khoác tà bay lất phất với những dây băng phấp phới vui
mắt; nhưng thường khi cậu muốn đi một mình, do một bản năng nhạy bén nào
đó, gần như một kinh nghiệm, cậu cảm thấy rằng nếu muốn tiếp thụ tốt
nhất những bí quyết của nghệ thuật thì phải học tập một cách kín đáo, và
cái Đẹp, cũng như sự Lịnh duyệt, chỉ yêu thương người thờ phụng nó
trong cảnh cô đơn. Vào thời kỳ đó, người ta thuật lại nhiều câu chuyện
lạ lùng về cậu ta. Chuyện kể rằng, có một ông thị trưởng người béo mập,
nhân danh các công dân thành phố tới chúc tụng cậu đã bắt gặp cậu đang
quỳ xuống trong sự sùng kính thực sự trước một bức tranh rập khổ vừa mới
đưa từ Vơ-ni-dơ về, và hình như chuyện đó báo trước sự thờ phụng một
vài thần linh mới. Vào một dịp khác, cậu đã vắng mặt trong nhiều tiếng
đồng hồ, và sau một cuộc tìm kiếm kéo dài người ta tìm ra cậu trong một
căn phòng nhỏ ở một cái tháp phía bắc cung điện, như một người ở trạng
thái nhập định, cậu đang ngắm nhìn một viên đá khắc khuôn mặt A-đô-nix.
Thế là chuyện đồn đại rằng người ta đã thấy cậu đưa đôi môi nóng hổi áp
sát vầng trán bằng đá cẩm thạch của một pho tượng cổ được phát hiện
trong lòng một con sông vào dịp xây dựng chiếc cầu bằng đá và trên đó có
khắc tên người nô lệ Bai-ti-nai-ân. Có khi cậu thức suốt một đêm ròng
để theo dõi hiệu lực của một chút ánh trăng trên tấm hình En-di-mi-ông
bằng bạc. Mọi vật liệu hiếm hoi và đắt tiền thực sự đều có sức thôi miên
cậu; do lòng hăm hở muốn có được những thứ đó, cậu phái các nhà buôn đi
khắp nơi, kẻ đi trao đổi hổ phách với các ngư dân cục mịch tại các biển
phương bắc, người sang Ai-cập tìm kiếm thứ ngọc lam kì lạ chỉ có trong
mộ của các vị đế vương, mà theo lời đồn, chúng có những đặc tính ma
thuật; người lại tới Ba-tư tậu các thảm lụa và đồ gốm trang trí hình vẽ;
còn những kẻ khác sang ấn-độ mua sa và ngà voi đánh màu, các thứ đá mặt
trăng và vòng xuyến bằng ngọc, gỗ đàn hương và men xanh, các tấm khăn
choàng bằng len mịn. Nhưng vật khiến cậu bận tâm bận trí nhất, ấy là
chiếc áo choàng bào cậu sẽ mặc vào dịp lễ phong vương, chiếc áo dệt bằng
vàng, chiếc vương miện gắn hồng ngọc, cây thiền trượng với những dãy,
những vòng ngọc thạch tiếp nối nhau. Quả thật đêm nay cậu đang nghĩ đến
nó lúc cậu ngả lưng trên chiếc giường sang trọng ngắm nhìn thanh củi
đang cháy ở chiếc lò sưởi để mở.
Những hình mẫu do bàn tay các nghệ sĩ nổi tiếng thời đó phác họa ra,
đã được trình lên cậu nhiều tháng trước đây, cậu đã ban lệnh cho các thợ
thủ công phải ngày đêm làm việc miệt mài để hoàn thành nó và phải đi
lùng khắp thế giới tìm các châu báu xứng đáng với công trình của họ. Cậu
tưởng tượng mình đang đứng ở chiếc bàn thờ cao tại giáo đường, trong bộ
quần áo đẹp đẽ của một vị vua; rồi một nụ cười nấn ná trên đôi môi trẻ
con của cậu và, với một vẻ đẹp huy hoàng, nó làm rạng rỡ đôi mắt u sầu
của người vùng rừng núi. Một lát sau, cậu đứng lên, tựa vào mái có chạm
trổ của chiếc bếp lò, đảo mắt nhìn căn phòng chìm trong bóng tối lờ mờ.
Trên tường treo những bức trướng lộng lẫy trang trí tấm hình Sự chiến
thắng của cái đẹp. Một chiếc tủ lớn, khảm mã não và đá da trời, choán cả
một góc phòng; đối diện với cửa sổ là một cái tủ con chạm trổ kỳ công,
chỗ thì khảm bạc chỗ thì khảm vàng, trên đặt một vài cái cốc thanh nhã
bằng thủy tinh Vơ-ni-dơ với một chiếc cốc bằng đá mã não có đường gân
xám. Tấm khăn trải giường bằng lụa thêu những cây thuốc phiện xám nhạt
như thể chúng rũ xuống từ những bàn tay mệt mỏi của thần giấc ngủ. Chiếc
sạp bọc nhung mà từ đó có các chùm lông đà điểu như bọt biển trắng,
vươn lên cho tới nền cái xanh xao của mái trần điểm hoa văn.
Một thần Nác-xít bằng đồng thau xanh, cầm chiếc gương bóng loáng phía
trên đầu. Trên bàn đặt một chiếc bát nông lòng, bằng thạch anh xanh.
Nhìn ra bên ngoài, cậu có thể thấy cái đỉnh tròn to lớn của giáo đường
hiện ra lồ lộ như một chiếc bong bóng trên đầu các ngôi nhà mờ ảo, lính
tuần canh mệt mỏi đi lên đi xuống sân thượng mù sương ở gần con sông.
Mùi hương nhài thoang thoảng bay vào qua cửa sổ để mở. Cậu chải những
cụm tóc cuốn búp phía trước trán ra sau, rồi vớ lấy một cây đàn luýt,
cậu dạo ngón tay lướt trên các phím. Đôi mi mắt nặng trĩu của cậu cụp
xuống và một cảm giác uể oải lạ lùng đè nặng lên cậu. Từ trước đến nay
chưa bao giờ cậu cảm thấy thấm thía đến thế, hoặc với một niềm vui sướng
tế nhị đến thế, cái ma lực và cái huyền bí của các đồ vật xinh đẹp. Lúc
đồng hồ ở tháp canh báo nửa đêm, cậu đụng vào một cái chuông nhỏ; các
kiếm đồng bèn bước vào cởi áo cho cậu theo đúng nghi thức nghiêm ngặt,
dội nước hoa lên bàn tay cậu và rắc hoa lên chiếc gối. Họ rời căn buồng
được giây lát thì cậu ngủ thiếp đi. Và trong khi ngủ cậu đã mơ, và giấc
mơ của cậu là thế này.
Cậu thấy mình đang đứng trong một tầng nhà dài
và thấp, giữa tiếng vo vo và tiếng lách cách của nhiều khung cửi. ánh
sáng ban ngày yếu ớt xuyên qua các cửa sổ chỉ cho cậu thấy khuôn mặt gầy
gò của những người thợ dệt đang cúi khom người xuống khung cửi của họ.
Bọn trẻ con nom xanh xao, ốm yếu đang cúi xuống những thanh ngáng to.
Mỗi khi các con thoi lao qua sợi dọc, chúng phải nâng các ván lót nặng
nề lên, khi các con thoi ngừng lại thì chúng để các ván lót rơi xuống và
ép các sợi chỉ lại với nhau. Mặt chúng nhăn nhúm lại vì đói, đôi bàn
tay gầy guộc của chúng run run. Một vài người phụ nữ phờ phạc đang ngồi
khâu ở một chiếc bàn may. Một thứ mùi khủng khiếp tràn ngập nơi đây.
Không khí hôi thối, nặng nề, và khí ẩm ở các bức tường đọng lại nhỏ giọt
rồi tuôn chảy. Cậu đi tới một người thợ dệt, rồi đứng cạnh bác và ngắm
nhìn bác ta. Người thợ dệt giận dữ nhìn cậu và nói:
-Cớ chi mà anh cứ đứng nhìn ta như thế, hở? ông chủ phái anh đến đây để do thám bọn ta hẳn?
-Chứ bác là ai vậy?
-Cậu hỏi.
-Lại còn hỏi!
-Người thợ dệt kêu lên giọng gay gắt.
-Ông ta cũng là người như ta đây này. Đúng thế. Duy chỉ có một sự khác biệt như thế này giữa hai bên
-Ông
ấy thì mang quần áo đẹp trong khi bọn ta ăn mặc rách rưới; trong khi ta
ốm yếu vì đói thì ông ta bội thực, chẳng đau ốm gì ráo.
-Xứ sở đã tự do
-Cậu nói
-Và bác không phải là nô lệ của ai. Trong chiến tranh -bác thợ dệt đáp
-Kẻ mạnh bắt kẻ yếu làm nô lệ, còn trong thời bình, người giàu biến
kẻ nghèo thành nô lệ. Bọn ta phải lao động để sống, và người ta cho bọn
ta những đồng lương tồi tệ khiến bọn ta phải chết. Bọn ta suốt ngày nai
lưng ra làm việc, còn họ thì chất chồng vàng bạc trong hòm xiểng. Con
cái bọn ta tàn héo trước tuổi, khuôn mặt những kẻ ta yêu thương trở nên
khắc khổ và độc ác. Bọn ta đạp quả nho còn kẻ khác thì uống rượu vang.
Bọn ta gieo thóc nhưng bàn ăn của bọn ta trống rỗng. Chúng ta mang xiềng
xích tuy chẳng có con mắt nào nom thấy; và người ta cho rằng bọn ta tự
do, nhưng chúng ta vẫn là nô lệ.
-Ai ai cũng thế cả, hay sao?
-Cậu bé hỏi.
-Ai ai cũng đều thế cả.
-Người thợ dệt trả lời.
-Với
người trẻ cũng như người già, với đàn bà cũng như đàn ông, với trẻ con
cũng như người già tuổi tác. Bọn lái buôn vùi bọn ta xuống tận đất đen,
ấy thế mà bọn họ bảo sao, bọn ta phải nghe vậy. Các tu sĩ ngồi trên mình
ngựa đi cạnh bọn ta, tay lần tràng hạt nhưng không có ai, săn sóc quan
tâm đến bọn ta. Với đôi mắt háu đói; con Ma Nghèo đang luồn qua các ngõ
hẻm thiếu ánh sáng mặt trời, và Tội ác, mang cái bộ mặt đần độn, đang đi
bám sát nó. Buổi sáng, mối Cơ Hàn đánh thức bọn ta. Nhưng đối với anh,
những cái đó có nghĩa lý gì? Anh đâu có phải người thuộc cánh bọn ta.
Nom mặt mày anh sung sướng quá! Nói xong, bác vừa cau có giận dữ, vừa
quay đi, làm việc với con thoi của mình và nhà vua trẻ thấy mắc vào thoi
là một sợi chỉ bằng vàng. Một nỗi kinh sợ ghê gớm xâm chiếm cậu, cậu
hỏi bác thợ dệt:
-Cái áo bác đang dệt đây là áo gì vậy?
-Đó là chiếc áo dùng vào việc phong vương cho nhà vua trẻ.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Truyện thiếu nhi Nhà Vua Trẻ Tác giả Oscar Wilde Phần 1
------------------------------------------------------------------------------------------------
-Bác đáp.
-Việc
gì đến anh mà anh hỏi? Thế là nhà vua trẻ hét lên một tiếng và tỉnh
giấc, nhưng kìa, cậu vẫn nằm trong phòng riêng của mình, và qua cửa sổ,
cậu thấy mặt trăng màu mật đang treo lơ lửng trên không trung mờ tối.
Rồi cậu lại ngủ thiếp đi, lại chiêm bao và chiêm bao như thế này. Cậu
thấy mình đang nằm trên boong một chiếc ga-lê to lớn do một trăm người
nô lệ chèo. Chủ chiếc tàu ngồi cạnh cậu, trên một chiếc thảm. Da lão đen
như gỗ mun, đầu chít một chiếc khăn lụa đỏ thắm. Đôi hoa tai bằng bạc
buông thõng ở hai thuỳ tai dày và tay lão cầm một chiếc cân bằng ngà.
Những người nô lệ mình trần trùi trụi, chỉ đeo một chiếc khố rách, người
này bị xích vào người nọ. Mặt trời nóng gắt rót ánh sáng bỏng rát lên
họ, còn bọn da đen thì chạy lên chạy xuống trên cầu thuyền và dùng roi
da sáng quất vun vút vào người họ. Họ vươn đôi cánh tay khẳng khiu khua
các mái chèo nặng nề trong nước làm bụi nước bắn tung tóe. Cuối cùng,
tàu tới được một cái vịnh nhỏ và bắt đầu đo dò. Từ bờ biển, một ngọn gió
nhẹ thổi tới phủ một thứ bụi đỏ mịn lên boong và tấm buồm tam giác. Có
ba người ả-rập cưỡi trên những con lừa hoang xông tới và phóng những mũi
lao vào họ. Người chủ chiếc tàu, tay vớ một chiếc cung sơn màu và bắn
trúng cổ họng của một trong ba người. Người đó nặng nề đổ vật xuống bọt
sóng vỗ bờ, còn người bạn của y thì quất lừa tháo chạy. Một phụ nữ, mình
quấn chiếc khăn choàng màu vàng, cưỡi lạc đà, lặng lẽ đi theo, thỉnh
thoảng ngoái lại sau nhìn cái xác chết. Buông neo và hạ buồm xong, bọn
da đen đi xuống hầm tàu và kéo lên một chiếc thang dây đính những cục
chì nặng.
Lão chủ chiếc tàu ném thang qua thành tàu, khiến thang bám chặt vào
hai cái trụ bằng thép. Thế rồi bọn da đen túm lấy người trẻ nhất trong
đám nô lệ, đánh bật chiếc xiềng ở người anh, lấy sáp bít lỗ mũi, lỗ tai
anh lại và buộc một hòn đá to vào ngực anh. Anh nô lệ mệt nhọc trườn
xuống thang rồi mất hút vào biển. Một ít bong bóng nổi lên ở chỗ anh vừa
lặn xuống. Vài người nô lệ tò mò chăm chú liếc nhìn. ở đầu mũi tàu
ga-lê, một gã dụ mê ngồi gõ trống đều đều. Một lát sau, người lặn nổi
lên khỏi mặt nước, miệng thở dốc, tay trái bám chặt chiếc thang, tay
phải cầm một viên ngọc.
Bọn da đen giật nó khỏi tay anh rồi lại đẩy
anh xuống biển. Những người nô lệ ôm lấy mái chèo mà ngủ thiếp đi. Hết
lượt này đến lượt khác, anh nô lệ đi lên và mỗi lần như vậy, anh cầm
theo mình một viên ngọc đẹp. Lão chủ cân ngọc rồi bỏ nó vào một cái túi
nhỏ bằng da màu xanh. Nhà vua trẻ cố thử lên tiếng, nhưng lưỡi líu lại,
như gắn chặt vào vòm miệng và môi không chịu mấp máy. Bọn da đen không
ngớt chuyện trò với nhau rồi bắt đầu cãi cọ vì một dây chuyền gồm những
hạt lấp lánh. Rồi hai cái đầu lăn tròn trên tàu, kêu công cốc. Thế rồi
một lần cuối cùng, người nô lệ nổi lên, và viên ngọc anh mang theo đẹp
hơn tất cả các viên ngọc khác, bởi vì hình dáng nó giống như mặt trăng
rằm và nó sáng hơn ngôi sao mai. Nhưng mặt anh nô lệ nhợt nhạt lạ lùng,
và khi anh ngã vật trên cầu tàu thì máu mũi và máu tai trào ra. Anh run
run chốc lát rồi nằm bất động. Bọn da đen nhún vai, vất xác anh qua mạn
tàu. Lão chủ vừa cười vừa với tay cầm lấy viên ngọc và lão nhìn nó, lão
áp nó vào trán và kính cẩn cúi mình. Lão nói:
“Viên ngọc này phải dành cho cây thiền trượng của đức vua trẻ”. Nói
xong lão ra hiệu cho bọn da đen nhổ neo. Nhà vua trẻ nghe như vậy, liền
hét lên một tiếng và thức giấc. Qua cửa sổ, cậu nom thấy những ngón tay
xám dài của rạng đông bám chặt lấy các vì sao đang nhạt dần. Rồi một lần
nữa, cậu lại ngủ thiếp đi, lại chiêm bao, và chiêm bao như thế này. Cậu
thấy mình đang đi lang thang qua một khu rừng tối mờ, cây cối lủng lẳng
những quả kì lạ và những bông hoa độc xinh đẹp. Những con rắn lục rít
vào mặt cậu lúc cậu đi qua và những con vẹt lông óng ánh đang kêu inh ỏi
chuyền từ cành này sang cành khác. Những con rùa to lớn nằm ngủ trên
bùn nóng ấm. Cây cối đầy khỉ và chim công. Cậu cứ bước đi, đi mãi cho
đến khi tới một bìa rừng, và tại đấy, cậu thấy một đám người đông nghịt
đang làm việc cực nhọc trong lòng một con sông đã được tát cạn. Họ tụ
lại đông như kiến ở các vách đá dựng đứng. Họ đào các giếng sâu trong
lòng đất và trèo xuống. Một số trong đám họ dùng những chiếc búa chim bổ
vào các tảng đá; những người khác lần mò trong cát. Họ nhổ bật rễ các
cây xương rồng và giẫm lên các bông hoa màu đỏ thắm. Họ làm việc hối hả,
thúc giục nhau và không ai là đứng không. Từ trong bóng tối âm u của
một cái hang, Thần Chết và mụ Keo Kiệt ngắm nhìn họ, rồi Thần Chết nói:
-Ta yếu lắm; hãy cho ta một phần ba trong số bọn đó rồi để ta đi. Nhưng Keo Kiệt lắc đầu:
-Chúng là tôi tớ của ta, cho sao được! ông bèn nói:
-Nhà ngươi cầm cái gì trong tay ấy thế?
-Ta có ba hạt ngũ cốc.
-Mụ đáp.
-Cái đó việc gì đến ngươi?
-Hãy cho ta một hạt.
-Thần Chết kêu.
-Để ta gieo trong vườn của ta. Chỉ một hạt thôi, rồi ta sẽ đi khỏi nơi đây.
-Ta sẽ không cho ngươi một tí gì hết.
-Keo Kiệt đáp.
-Rồi
mụ giấu bàn tay trong nếp áo quần của mụ. Thế là Thần Chết cười; lấy
một chiếc cốc nhúng vào một ao nước và từ trong chiếc cốc, Sốt Rét nổi
lên. Sốt Rét đi qua đám đông và một phần ba số người bị chết. Một đám
sương mù lạnh lẽo cuốn theo thần bệnh và những con rắn nước chạy bên
cạnh nó. Lúc thấy một phần ba đám đông đã bị chết, Keo Kiệt vừa đấm ngực
thùm thụp vừa kêu khóc; mụ ta đập vào trái tim cằn cỗi của mình rồi hét
to:
-Ngươi đã giết một phần ba bọn tôi tớ của ta. Ngươi hãy cút đi. Trong
vùng núi Tác-ta-ri, đang có chiến tranh và các vị vua của mỗi phe đang
kêu gọi ngươi. Bọn người áp-găng dắt những con bò mộng đang đi vào chiến
trận. Chúng lấy giáo gõ vào những chiếc khiên và chúng đội mũ sắt. Cái
thung lũng của ta có can hệ gì đến ngươi mà ngươi cứ phải nấn ná lại
đây? Ngươi hãy cút đi, đừng có đến đây nữa.
-Không.
-Thần Chết đáp
-chừng
nào ngươi chưa cho ta một hạt ngũ cốc thì ta còn chưa đi. Nhưng Keo
Kiệt đã khép tay lại, vừa nghiến răng ken két vừa thì thầm:
-Ta không
cho mi chút gì hết! Thần Chết bèn cười, nhặt lấy một hòn đá to ném vào
rừng sâu; và từ một khu rừng cây độc mộc tua tủa, Bệnh Sốt bước ra trong
chiếc áo rực lửa. Nó đi qua đám đông, đụng vào họ và hễ nó đụng tới ai
thì người ấy chết. Nó đi tới đâu thì cỏ xanh tàn héo dưới bước chân của
nó tới đó. Keo Kiệt rùng mình, lấy tro rắc lên đầu:
-Ngươi độc ác
quá, độc ác quá chừng. Nạn đói đang hoành hành trong các thành bang có
tường bao quanh của ấn-độ, và các giếng ở Xa-mác-can đã khô cạn. Nạn đói
đang hoành hành trong các thành bang có tường bao quanh của Ai-cập, và
từng đàn châu chấu từ sa mạc đổ tới. Sông Nin không dâng nước tràn bờ và
các giáo sĩ đang nuôi dưỡng I-dít và s-di-rix. Ngươi hãy cút đi, tới
những nơi cần đến ngươi và hãy chừa tôi tớ của ta ra.
-Không.
-Thần Chết đáp
-Ngươi chưa cho ta hạt ngũ cốc thì ta còn chưa đi.
-Ta không cho ngươi chút gì hết.
-Keo
Kiệt nói. Và Thần Chết lại cười, nó đưa ngón tay lên huýt một tiếng
sáo. Qua không trung một mụ đàn bà bay tới. Bệnh dịch hạch hiện ra trên
trán mụ và một đàn diều hâu gầy nhom bay vờn quanh mụ. Mụ giang rộng
cánh bao trùm lên thung lũng và không còn một ai sống sót. Thế là Keo
Kiệt vừa la hét vừa bay vào rừng, còn Thần Chết nhảy lên con ngựa sắc
đỏ, và con ngựa phi đi, nhanh hơn gió. ở đáy thung lũng những con mãng
xà và nhiều con vật khủng khiếp có vẩy, từ trong bùn sền sệt, trườn ra,
và những con chó rừng chạy tới dọc theo bờ sông, lỗ mũi hếch lên trời và
hít hít. Nhà vua trẻ bật khóc và nói:
-Những người đó là ai, và họ đang tìm kiếm cái gì vậy?
-Tìm ngọc cho chiếc vương miện của đức vua.
-Một
người đứng sau cậu, trả lời. Nhà vua trẻ giật mình và quay nhìn xung
quanh, cậu nom thấy một người ăn mặc như một kẻ hành hương cầm trong tay
một chiếc gương bằng bạc. Cậu tái mặt hỏi:
-Cho đức vua nào?
-Hãy nhìn vào chiếc gương này xem!
-Người hành hương đáp.
-Và
ngươi sẽ thấy. Cậu bèn nhìn vào gương và khi nom thấy khuôn mặt của
mình, cậu hét lên một tiếng và thức dậy: ánh ban mai lấp lánh đang tuôn
chảy vào căn phòng và từ các lùm cây trong vườn, chim chóc đang hót ca.
Quan tể tướng cùng các nhà quan đại thần bước vào bày tỏ lòng tôn kính
lên nhà vua trẻ; các kiếm đồng đem đến cho cậu chiếc áo dệt bằng vàng,
rồi đặt vương miện cùng cây thiền trượng trước mặt cậu. Nhà vua trẻ nhìn
những thứ đó, thấy chúng quá là đẹp, đẹp hơn bất cứ cái gì người ta
từng thấy. Nhưng cậu nhớ lại những giấc chiêm bao, và cậu nói với các
quan:
-Hãy đem những thứ đó đi, vì ta sẽ không dùng đến. Nghe vậy,
các triều thần đều sửng sốt, một số vị lại còn cười vì họ nghĩ rằng nhà
vua đang đùa. Nhưng cậu nghiêm nghị nhắc lại một lần nữa và cậu nói:
-”Hãy
đưa những thứ này đi chỗ khác, và hãy cất giấu đi, đừng để ta trông
thấy. Tuy hôm nay là ngày ta được tấn phong, nhưng ta sẽ không dùng đến.
Bởi lẽ chiếc áo của ta được dệt trên chiếc khung cửi của Đau Khổ và do
bàn tay trắng của Cực Nhọc. Trong ruột viên ngọc có Máu, và trong ruột
viên trân châu có Thần Chết”. Rồi kể cho họ nghe ba giấc mơ của mình.
Khi các triều thần nghe kể, họ vừa nhìn nhau vừa thì thầm:
“Chắc chắn là nhà vua điên rồi, bởi vì chiêm bao chỉ là chiêm bao,
chứ không thì là cái gì? Những chuyện đó đâu phải là chuyện thực mà
chúng ta phải lưu ý tới? Vả lại, với những người làm việc khó nhọc vì
chúng ta, chúng ta quan tâm đến cuộc sống của họ để mà làm gì? Lẽ nào
con người không nên ăn bánh khi nom thấy người gieo hạt, không uống rượu
vang khi y nói chuyện với người làm ra vang?” Rồi ông tể tướng trình
lên nhà vua trẻ:
-Tâu hoàng thượng, cúi xin Người hãy gác sang bên
những ý nghĩ u uất của Người. Người hãy mặc chiếc áo xinh đẹp này, và
đội chiếc vương miện này lên. Bởi lẽ rằng dân chúng làm sao biết được
Người là một vị vua nếu Người không có áo quần nhà vua? Nhà vua trẻ nhìn
y:
-Thật như thế hay sao?
-Vua hỏi.
-Nếu ta không có quần áo của vị vua, họ sẽ không nhận ra ta là vua hay sao?
-Tâu hoàng thượng, họ sẽ không biết được Người.
-Ta
từng nghĩ rằng đã có những người giống như vua. Nhưng thôi, có thể đúng
như khanh nói. Tuy nhiên, ta vẫn không mặc chiếc áo này, mà ta cũng
không đội chiếc vương miện này. Trước đây, ta đã đến cung điện này như
thế nào thì nay ta ra khỏi nơi đây như thế ấy. Dứt lời, nhà vua trẻ bảo
bọn họ hãy rút lui, trừ một kiếm đồng, một cậu bé kém cậu một tuổi, mà
cậu giữ lại để làm bạn và phục vụ cậu. Khi cậu đã tự mình tắm lấy bằng
nước trong vắt, cậu mở một chiếc hòm sơn to, rút ra một chiếc áo chẽn
bằng da và chiếc áo ngoài bằng da đã thô rám, những thứ cậu đã từng mặc
thuở còn ngồi trên sườn đồi trông coi đàn dê lông bờm xờm của người chăn
dê. Cậu mặc những thứ đó vào và cầm lấy chiếc gậy thô cứng của kẻ chăn
dê. Chú kiếm đồng ngạc nhiên mở to đôi mắt xanh lơ và vừa mỉm cười, chú
vừa hỏi:
-Tâu hoàng thượng, tiểu thần thấy người đã có áo choàng và cây thiền
trượng rồi; nhưng chiếc vương miện thì tiểu thần chưa được thấy.
Nhà vua trẻ ngắt một nhánh tầm xuân dại leo ở bao lơn, uốn cong nó lại, kết thành một vòng nhỏ và đặt lên đầu. Nhà vua đáp:
-Đây
sẽ là vương miện của ta. Trong bộ quần áo như vậy, cậu đi qua phòng
mình, bước vào phòng đại sảnh, ở đó các vị quý tộc đang đợi cậu. Nom
thấy sự thể như vậy, các nhà quý tộc bèn đùa cợt và có một vài vị nói
to:
-Tâu hoàng thượng, thần dân đang đợi vị vua của họ, còn người lại chỉ cho họ thấy một gã ăn xin. Những vị khác thì giận dữ nói:
-Y
làm nhục quốc thể, không xứng đáng là vua của chúng ta. Nhưng cậu không
đáp lại họ nửa lời, cậu tiếp tục đi qua, rồi bước xuống chiếc cầu thang
bằng poóc-phia lấp lánh, vượt qua những chiếc cổng đồng đen, cậu leo
lên ngựa, đi về phía nhà thờ lớn trong khi chú kiếm đồng bé nhỏ chạy bên
cạnh. Dân chúng reo cười, họ nói:
-Đây là tên hề của đức vua cưỡi ngựa đi qua. Và họ chế giễu cậu. Cậu ghìm cương ngựa và nói:
-Không
phải đâu, ta là vua đây. Rồi cậu kể cho họ nghe ba giấc chiêm bao của
cậu. Cậu vừa dứt lời thì một người đàn ông bước ra khỏi đám đông và nói
với cậu bằng một giọng gay gắt:
-Thưa ngài, há ngài lại không biết rằng chính cuộc sống xa hoa của
người giàu mà nảy sinh ra cuộc sống của người nghèo sao? Do sự phù hoa
của các ngài mà chúng tôi được nuôi dưỡng, và những thói đồi bại của các
ngài đem đến cho chúng tôi cơm ăn áo mặc. Phải nai lưng làm việc cho
một người chủ, đó là một điều cay đắng, nhưng còn cay đắng hơn nếu không
có một ông chủ để vì ông ta mà cực nhọc. Ngài tưởng rằng lũ quS đen cho
chúng tôi ăn sao? Mà, trước những điều đó, ngài có gì để cứu chữa? Liệu
ngài có thể nói với người đi mua:
“Ngươi phải mua ngần này”, và với người bán:
“Ngươi
phải bán với giá ngần này”. Có thể thế chăng? Tôi chả tin. Do vậy, ngài
hãy quay trở về cung, hãy mặc thứ vải len đỏ thắm và mịn màng vào. Ngài
làm được gì cho chúng tôi? Và ngài làm được gì cho những đau khổ của
chúng tôi?
-Thế người giàu và kẻ nghèo không phải là anh em sao?
-Nhà vua hỏi.
-Phải,
-Người kia đáp, và tên người anh em giàu có là Ca-anh. Thế là nhà vua
trẻ nước mắt tràn trề, giục ngựa tiến lên qua những tiếng lầm rầm của
dân chúng. Chú kiếm đồng nhỏ bé đâm sợ nên bỏ mặc nhà vua. Khi cậu tới
cửa lớn của giáo đường, bọn lính canh chĩa kích ra và nói:
-Mi tới đây tìm cái gì hở? Trừ đức vua ra, không ai được vào đây. Thế là mặt cậu đỏ bừng bừng vì giận, cậu bảo họ:
-Ta là vua đây.
-Rồi
gạt những chiếc kích sang bên, cậu bước vào. Thấy cậu bước vào với bộ
quần áo của kẻ chăn dê, đức tổng giám mục già nua đang ngồi ở ngai, ngạc
nhiên đứng lên, bước xuống gặp cậu và nói:
-Con ơi! Đây là trang
phục của một vị vua sao? Ta đặt chiếc vương miện nào lên cho con được?
Và ta trao cây thiên trượng nào vào tay con? Đối với con, hôm nay chắc
chắn phải là một ngày hoan lạc chứ đâu phải là một ngày sỉ nhục.
-Thế Hoan Lạc phải khoác vào những gì mà Đau Khổ đã tạo ra chăng?
-Vua hỏi. Và vua kể lại ba giấc chiêm bao của mình. Nghe kể xong, ông tổng giám mục chau mày và nói:
-Con ạ, ta là một người già cả. Vào mùa đông tuổi tác của ta, ta biết
người ta làm quá nhiều điều xấu xa trên cõi thế bao la này. Bọn trộm
cướp độc ác từ vùng rừng núi kéo xuống và cướp bọn trẻ con đem bán chúng
làm nô lệ cho bọn Mô-rơ. Những con sư tử nằm rình các đoàn người lái
buôn và nhảy bổ vào những con lạc đà. Con gấu hung dại nhổ bật cây lúa
trong thung lũng và cáo gặm nát cây nho trên đồi. Bọn cướp tàn phá vùng
duyên hải, đốt cháy thuyền của ngư dân, lấy lính của họ mang đi. Những
người bị bệnh phong sống trong các đầm lầy nước mặn, nhà của họ lợp
thưng bằng phên liếp lau sậy, không một ai có thể tới gần họ. Kẻ ăn xin
đi lang thang qua các đô thị, chia sẻ miếng ăn với lũ chó. Con xem, con
có thể ngủ cùng giường với người phong, ăn cùng bàn với người ăn xin
được chăng? Liệu con sư tử có làm theo lệnh con và con gấu dữ phải phục
tùng con hay không? Bởi lẽ đó, ta không ca tụng con vì điều con đã làm,
ta chỉ yêu cầu con hãy trở về cung, hãy làm cho nét mặt con được hân
hoan lên, hãy mặc bộ áo quần xứng đáng với một vị vua; ta sẽ đặt lên đầu
con chiếc vương miện bằng vàng, ta sẽ trao vào tay con cây thiền trượng
nạm ngọc. Còn những chiêm bao của con, con hãy thôi đừng nghĩ đến nữa.
Gánh nặng này của thế gian này quá lớn, một người đâu có mang nổi được;
và nỗi đau khổ của trần thế quá nặng nề, riêng một trái tim đâu có chịu
đựng được cho xuể.
-Trong ngôi nhà này mà cha nói thế sao?
-Nhà vua trẻ nói.
-Rồi
cậu thúc ngựa vượt lên trước. Cậu bước lên các bậc điện thờ rồi đứng
trước tượng Thiên Chúa. Cậu đứng trước tượng của Thiên Chúa; bên phải và
bên trái cậu là những hình kỳ lạ bằng vàng, chiếc cốc rượu lễ đựng rượu
vang vàng và chiếc lọ nhỏ chứa nước thánh. Cậu quỳ xuống trước Thiên
Chúa; các cây bạch lạp cháy sáng lóa bên cạnh hòn ngọc đựng thánh cốt,
khói hương nghi ngút màu xanh nhạt cuộn vờn bay lên qua vòm nhà. Cậu cúi
đầu cầu nguyện, và các tu sĩ trong bộ áo lễ cứng đờ, ren rén xuống khỏi
nơi bệ thờ.
Rồi đột nhiên, từ ngoài đường phố vọng vào tiếng huyên náo dữ dội;
các nhà quý tộc bước vào, với kiếm tuốt trần, với những chùm lông đà
điểu phất phất trên mũ, với những chiếc khiên thép bóng loáng. Họ thét
lên:
-Cái gã mộng mị chiêm bao ấy đâu rồi? Cái gã vua trang phục như
thằng ăn xin ấy đâu? Cái thằng bé làm hổ nhục quốc gia chúng ta, hắn
đâu? Nhất định ta phải giết hắn đi, vì hắn không xứng đáng để trị vì.
Nhưng nhà vua trẻ lại cúi đầu thấp hơn và vẫn cầu nguyện. Cầu nguyện
xong, cậu đứng lên đảo mắt ra xung quanh, cậu buồn bã nhìn họ. Và kỳ lạ
chưa! Qua các cửa sổ sơn son thiếp vàng, ánh mặt trời rọi vào, tuôn chảy
trên người cậu, các tia nắng dệt xung quanh cậu một chiếc áo còn đẹp
hơn chiếc áo đã được tạo ra vì sự thích thú của cậu. Chiếc gậy khô cứng
kết nụ và sinh ra các bông huệ trắng hơn ngọc ngà. Cành gai khô khốc kết
nụ và sinh ra các đóa hồng thắm đỏ hơn hồng ngọc. Trắng hơn ngọc là
những bông huệ mà cuống bằng bạc lấp lánh. Đỏ hơn hồng ngọc là những
bông hồng mà lá là vàng điệp. Cậu đứng đấy trong trang phục của một vị
vua; các cửa của hòm thánh cốt bằng ngọc bật mở ra và từ pha lê của
chiếc lọ đựng bánh thánh nhiều sọc, tỏa ra một thứ ánh sáng diệu kỳ và
thần bí. Cậu đứng đấy trong trang phục của một vị vua và vầng hào quang
của Chúa tràn ngập nhà thờ, các vị thánh trong các hãm tường hình như
đang cử động. Trong trang phục xinh đẹp của một vị vua, cậu đứng đấy
trước mặt các vị thánh; và chiếc đại phong cầm ngân nga từng tràng nhạc,
các tay kèn thổi kèn vang vang, bọn trẻ con đồng ca cất tiếng hát. Thế
là dân chúng bèn quỳ xuống trong nỗi kinh hoàng, các nhà quý tộc tra
kiếm vào vỏ rồi dâng lời chúc tụng; khuôn mặt ông đức giám mục trở nên
trắng bạch và tay ông run lên. ông nói:
-Phong vương cho Người phải là một đấng cao cả, chứ tôi đâu có dám.
-Rồi
ông quỳ xuống trước mặt cậu. Đến đây, nhà vua trẻ từ trên bệ thờ cao
bước xuống, rẽ qua đám đông dân chúng để trở lại hoàng cung. Nhưng không
một ai dám nhìn thẳng vào mặt cậu vì khuôn mặt cậu nom như một thiên
thần.
ông Hoàng hạnh phúc
Trên một bệ cao, pho tượng ông Hoàng
hạnh phúc đứng sừng sững nhìn xuống thành phố. Khắp mình ông phủ đầy
những mảnh vàng lá nguyên chất, mắt ông là hai viên ngọc bích long lanh,
một viên hồng ngọc rực sáng ở chuôi kiếm của ông. Quả thật, người người
đều ca tụng ông hết lời. Một vị ủy viên Hội đồng thành phố nhận xét:
“ông
ta cũng đẹp bằng chiếc chong chóng gió”; ông ủy viên này muốn được
tiếng là con người có những sở thích nghệ thuật, nhưng rồi ông nói thêm:
“Có
điều không hẳn đã có ích bằng”, ông e thiên hạ cho rằng ông không thực
tế, mà sự thực thì ông đâu có như vậy. Một bà mẹ khôn ngoan hỏi đứa con
trai bé nhỏ của bà đang kêu khóc đòi ông trăng:
“Cớ sao con không thể
như ông Hoàng hạnh phúc, hử ? ông Hoàng hạnh phúc không bao giờ kêu
khóc vẩn vơ để đòi bất cứ một cái gì”. Một người chán ngán sự đời, nhìn
chằm chằm vào pho tượng kỳ lạ, đã thốt lên:
“Ta cũng lấy làm vui lòng thấy trên thế gian này còn có người hoàn toàn sung sướng”.
-Nom ông ta đúng như một thiên thần,
-Bọn trẻ con ở Viện mồ côi nói như vậy, lúc chừng từ nhà thờ lớn bước
ra trong những chiếc áo màu đỏ tươi và những chiếc tạp dề trắng tinh.
-Chúng mày biết làm sao được?
-thầy giáo dạy toán nói.
-Chẳng bao giờ chúng mày thấy được thiên thần cả.
-ồ thế mà chúng cháu đã thấy rồi, khi chúng cháu nằm mơ,
-lũ
trẻ đáp. Thầy giáo dạy toán bèn cau mày nom rất nghiêm khắc, vì ông
không tán thành để trẻ con mơ mộng. Một đêm, có một con chim én bé nhỏ
bay trên thành phố. Sáu tuần trước đây, bạn bè của nó đã sang Ai Cập,
nhưng nó nán lại sau mới lên đường. én bay, én bay suốt ngày, vào lúc
đêm thì tới thành phố
“Mình trọ ở đâu được nhỉ ?
-én nói.
-Mong sao dân phố đã chuẩn bị chu đáo”. Thế rồi, én nom thấy pho tượng sừng sững trên bệ cao. Nó kêu lên:
“Mình
muốn trú đêm trên đó; chỗ ấy thanh lịch, tha hồ thoáng mát”. én bèn đậu
xuống đúng giữa đôi bàn chân của ông Hoàng hạnh phúc.
“Mình có một phòng ngủ bằng vàng”,
-nó vừa nhìn quanh vừa thoải
mái tự nghĩ, và sửa soạn ngủ. Nhưng vừa đúng lúc nó đang cúp đầu dưới
đôi cánh thì có một giọt nước to rơi lên người nó.
“Gì mà kỳ thế
này!-nó kêu lên.-Trên trời không một gợn mây, sao thì sáng long lanh, ấy
vậy mà lại mưa! Cái khí hậu vùng Bắc âu quả thật đáng sợ”.
Rồi một giọt nước khác rơi xuống.
“Tượng mà không thể che mưa được cho người ta thì tượng dùng để làm gì?
-Nó nói.
-Mình phải đi tìm một cái chụp ống khói mới được”.
-Và
én quyết định bay đi. Nhưng nó chưa kịp mở đôi cánh ra, thì lại một
giọt thứ ba rơi xuống; nó bèn ngước nhìn lên và trông thấy
-nó trông
thấy gì nhỉ? Chao ôi! Đôi mắt của ông Hoàng hạnh phúc tràn trề nước mắt,
và những giọt nước mắt đang ròng ròng chảy xuống đôi má bằng vàng của
ông. Trong ánh trăng, nom ông đẹp đến nỗi con chim én bé nhỏ thấy lòng
tràn ngập mối thương tâm. Nó hỏi:
-Ông là ai vậy?
-Ta là ông Hoàng hạnh phúc!
-Thế tại sao ông khóc?
-én hỏi.
-ông làm em ướt sạch rồi.
-Thuở xưa, lúc ta còn sống và mang một trái tim người,
-ông Hoàng đáp,
-ta
không biết nước mắt là gì, bởi vì ta sống trong Cung điện Không-sầu-tư;
ở đó nỗi đau buồn không được phép bước vào. Ban ngày, ta vui chơi với
các bạn bè trong khu vườn. Buổi tối, ta điều khiển cuộc khiêu vũ trong
đại sảnh. Có một bức tường cao ngất chạy bao quanh khu vườn, nhưng chưa
bao giờ ta từng để tâm hỏi xem bên kia tường có gì, bởi lẽ xung quanh ta
cái gì cũng đẹp quá đỗi. Các triều thần gọi là ông Hoàng hạnh phúc. Ta
sống như thế, rồi ta chết như thế. Bây giờ, khi ta đã chết, họ đặt ta
trên cao đây, cao đến nỗi ta có thể nom thấy tất cả cái xấu xa cùng tất
cả cảnh cơ cực của thành phố ta; và cho dẫu trái tim ta đúc bằng chì, ta
cũng không có cách nào khác hơn là khóc và khóc.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Truyện thiếu nhi Nhà Vua Trẻ Tác giả Oscar Wilde Phần 1
------------------------------------------------------------------------------------------------
“Sao thế nhỉ? Tượng không phải bằng vàng khối ư?”
-én nghĩ thầm,
nó rất lịch sự nên không nói to những nhận xét của riêng bản thân. Bằng
một giọng trầm trầm du dương, pho tượng nói tiếp:
“ở đằng xa, ở đằng
xa kia, trong một khu phố nhỏ, có một căn nhà nghèo nàn. Một cánh cửa sổ
để mở, qua đó, ta có thể nom thấy một người đàn bà ngồi bên một chiếc
bàn. Khuôn mặt bà ta gầy gò và tiều tuỵ; bàn tay bà thô kệch, ửng đỏ,
chi chít những vết kim châm, bởi vì bà ta là một người thợ khâu. Bà đang
thêu những bông hoa lạc tiên trên chiếc áo xa-tanh cho nàng hầu yêu quý
nhất của hoàng hậu để nàng mặc trong buổi khiêu vũ sắp tới ở triều
đình. Đứa con bé nhỏ của bà bị ốm, đang nằm trên một chiếc giường kê ở
góc phòng. Nó lên cơn sốt và đòi ăn cam. Mẹ nó chẳng có gì cho nó ngoài
nước lã lấy ở sông về, cho nên nó đang khóc. én ơi, én ơi, én bé nhỏ ơi,
em có vui lòng gỡ viên hồng ngọc ở chuôi kiếm của ta rồi mang đến cho
bà ấy không? én ạ, chân ta bị gắn chặt vào cái bệ này nên ta không thể
cử động được”.
-Người ta đang đợi em bên Ai Cập, ông Hoàng ạ, -én nói.
-Tụi
bạn em chúng đang bay xuôi bay ngược dọc sông Nin và đang trò chuyện
với các bông hoa sen to mập. Chẳng mấy chốc nữa, chúng sẽ đến ngủ ở ngôi
mộ của ông đại vương. ở đấy, bản thân ông ta cũng nằm trong chiếc hòm
quét sơn. ông ta được quấn trong vải len màu vàng và được ướp trầm
hương. Cổ ông ta đeo một dây chuyền ngọc bích xanh nhạt, và tay ông
giống như những chiếc lá héo
-Én, én ơi, én bé nhỏ ơi,
-ông Hoàng nói,
-én có vui lòng nán lại đây một đêm với ta làm điệp sứ cho ta không hở én? Thằng bé nó khát khô cổ, mà bà mẹ thì buồn nẫu ruột.
-Em không nghĩ là em thích cái tụi trẻ con,
-én nói.
-Mùa
lũ vừa qua, lúc em đang lưu lại trên bờ sông, có hai thằng bé láo xược,
con bác chủ cối xay, lúc nào cũng lấy đá ném em. Dĩ nhiên, đời nào
chúng ném trúng được; chúng em bay giỏi, bay xa thế này thì ném như
chúng có ăn thua gì, hơn nữa, em thuộc một gia đình nổi tiếng nhanh
nhẹn, nhưng như thế chứng tỏ rằng chúng còn vô lễ nữa. Nhưng ông Hoàng
hạnh phúc nom buồn bã quá, khiến én lấy làm khổ tâm. Nó nói:
-Ở đây lạnh lắm. Nhưng em sẽ lưu lại với ông một đêm và sẽ làm điệp sứ cho ông.
-Cám ơn én bé nhỏ.
-Ông Hoàng nói. Thế là én tháo viên hồng ngọc to tướng ở chuôi kiếm
ông Hoàng ra, rồi mỏ cắp viên ngọc, én bay đi phía trên các mái nhà của
thành phố. Nó bay cạnh tháp chuông nhà thờ lớn; ở đó có chạm trổ những
thiên thần bằng cẩm thạch. Nó bay cạnh cung điện và nghe âm thanh cuộc
khiêu vũ vọng tới. Một cô nàng xinh đẹp bước ra bao lơn với người tình
của mình.
-Các vì sao mới kỳ diệu làm sao!
-chàng nói với nàng.
-Và kỳ diệu biết bao, sức mạnh của tình yêu!
-Em mong chiếc áo của em may xong cho kịp với cuộc khiêu vũ nhân dịp Khánh tiết,
-Nàng đáp.
-Em đã bắt phải thêu hoa lạc tiên lên áo, nhưng cái con mụ thợ khâu
nó lười nhác quá đi mất! én bay ngang qua sông và nom thấy những đèn
treo mắc trên cột buồm các tàu bè. Nó bay ngang qua khu chợ, nom thấy
những người Do Thái già đang mặc cả mua bán với nhau, cân tiền trên
những chiếc cân đồng. Cuối cùng, nó tới căn nhà tồi tàn và nhìn vào phía
trong. Đứa bé đang sốt, ho, còn bà mẹ thì vì mệt lả nên ngủ thiếp đi.
én nhảy lò cò vào trong nhà, thả viên hồng ngọc to tướng lên mặt bàn
ngay cạnh chiếc đê khâu, rồi nó bay liệng nhẹ nhàng xung quanh giường,
lấy đôi cánh phe phẩy vào trán thằng bé.
“Mát ơi là mát!
-thằng bé reo lên.
-Chắc
con đã đỡ rồi”. Và nó chìm vào một giấc ngủ mê lá. Thế rồi én bay trở
về với ông Hoàng hạnh phúc, kể cho ông nghe nó đã làm những gì.
-Kỳ thật, ông ạ,
-nó nhận xét,
-trời lạnh là thế mà bây giờ em thấy ấm hẳn lên rồi.
-Đó là do em đã làm một việc tốt,
-Ông Hoàng nói. én bắt đầu suy nghĩ và nó cảm thấy buồn ngủ. Bao giờ
cũng vậy, cứ hễ suy nghĩ là én ta ngủ. Lúc trời rạng sáng, nó bay xuống
sông tắm một chút.
“Thật là một hiện tượng đặc biệt!
-vị giáo sư điểu học nói, khi ông đi qua cầu và nom thấy én.
-Một con én trong mùa đông!”. ông ta bèn viết một bài dài về tin đó cho tờ báo địa phương.
“Đêm nay mình đi Ai Cập”.
-chim
én nói. Nó rất hứng chí trước viễn tưởng đó. Nó đi thăm tất cả các lâu
đài dinh thự công cộng, đậu một lúc lâu trên nóc tháp chuông nhà thờ.
Bất cứ nơi nào nó bay qua, lũ chim sẻ cũng kêu ríu ra ríu rít với nhau:
“Vị
khách nước ngoài này mới đặc biệt chứ”. Trong thâm tâm, én ta rất lấy
làm thích thú. Lúc mặt trăng lên, nó bay trở về chỗ ông Hoàng hạnh phúc.
Nó kêu to:
-Ông có công việc gì cần ủy nhiệm bên Ai Cập không? Em sắp lên đường đây.
-Én, én ơi, én bé nhỏ ơi, -ông Hoàng nói,
-Em không muốn ở lại với ta một đêm nữa sao?
-Người ta đang đợi em bên Ai Cập ông ạ, -én đáp,
-Ngày mai tụi bạn
em chúng bay lên phía con thác thứ hai. Tại đấy, lão hà mã đang nằm
trong đám lau cói, thần Mem-nơn đang ngồi trên chiếc ngai to lớn bằng đá
hoa cương. Suốt đêm ròng rã, thần ngắm nhìn các vì sao, và khi ngôi sao
mai chiếu sáng, thần thốt lên một tiếng kêu vui, rồi im bặt. Đến trưa,
những bác sư tử lông vàng đi xuống đầu nguồn để uống nước. Chúng có
những đôi mắt nom như ngọc xanh, tiếng gầm của chúng to hơn tiếng gầm
của thác nước.
-Én, én ơi, én bé nhỏ ơi,
-Ông Hoàng nói,
-Cách
xa đây, phía bên kia thành phố, ta trông thấy một chàng trai ở trong một
căn gác xép. Chàng đang cúi mình trên một chiếc bàn phủ đầy giấy má.
Trong một chiếc cốc ở bên cạnh chàng, có một bó hoa tím đã héo. Tóc
chàng màu nâu và quăn tít, đôi môi chàng đỏ như hoa lựu, chàng có đôi
mắt to và mơ mộng. Chàng đang cố gắng hoàn thành một vở kịch cho ông
giám đốc rạp hát, nhưng chàng rét quá nên không viết thêm được gì. Trong
lò sưởi không có lửa, và chàng mệt lả vì đói.
-Em sẽ lui lại một đêm nữa, -én nói, vì thực tình, én tốt lòng tốt dạ.
-Em có phải lấy cho chàng ta một viên hồng ngọc khác không.
-Chao ôi! Giờ thì ta không có hồng ngọc nữa, em ạ. -ông Hoàng nói.
-Tất
cả cái gì ta còn lại, chỉ là đôi mắt thôi. Chúng được làm bằng ngọc
hiếm, từ ấn Độ đưa về cách đây một ngàn năm. Hãy giật lấy một viên và
đưa đến cho chàng. Chàng sẽ đem bán cho người thợ kim hoàn, chàng sẽ mua
củi đốt và viết xong vở kịch.
-Ông Hoàng thân mến ơi,
-Én nói.
-Em không thể làm thế này được, ông ạ,
-Và én bắt đầu khóc.
-Én, én ơi, én bé nhỏ ơi, ta bảo sao, em cứ làm vậy đi. Thế là én
giật viên ngọc quý ở mắt ông Hoàng ra, bay tới căn gác xép của anh sinh
viên. Đi vào đó cũng khá dễ dàng, vì có một lỗ thủng trên mái. én lao
vút qua lỗ thủng vào căn phòng. Chàng thanh niên đang vùi đầu vào đôi
bàn tay, nên không nghe tiếng cánh chim phần phật. Khi chàng ngước mắt
nhìn lên, chàng thấy viên ngọc xinh đẹp nằm trên bó hoa tím héo hắt.
Chàng reo lên:
-Bước đầu mình được đánh giá đúng rồi đây! Cái này là
do một người nào đó rất hâm mộ mình gửi tặng. Giờ thì mình có thể viết
xong vở kịch được rồi. Nom chàng hết sức vui sướng. Ngày hôm sau chim én
bay xuống phía cảng. Nó đậu trên cột buồm một chiếc tàu lớn, ngắm nhìn
các thủy thủ dùng dây chão kéo những chiếc hòm to ra khỏi hầm tàu. Mỗi
khi một chiếc hòm được đưa lên thì họ lại hét to:
“Dô hò dô!”.
“Ta sắp đi sang Ai Cập đây”,
-Chim én kêu rõ to, nhưng chẳng ai chú ý. Khi mặt trăng mọc, chim lại bay trở về với ông Hoàng hạnh phúc. Nó kêu:
-Em đến tạm biệt ông đây.
-Én, én ơi, én bé nhỏ ơi,
-Ông Hoàng nói,
-Em không muốn ở lại với ta một đêm nữa hay sao?
-Mùa đông rồi ông ạ,
-én đáp,
-tuyết
lạnh lẽo sắp rơi xuống đây. ở Ai Cập, mặt trời ấm áp chiếu trên những
cây cọ xanh tươi, những lão cá sấu nằm dài trong bùn lầy đưa mắt lười
nhác nhìn ra xung quanh. Bạn bè em đang xây tổ trên ngôi đền Bân-béc;
những con chim câu hồng và trắng đang ngắm nhìn họ vừa hòa tiếng gù với
nhau. ông Hoàng thân mến ạ, em phải từ biệt ông, nhưng em sẽ không bao
giờ quên ông đâu. Mùa xuân tới, em sẽ mang về cho ông hai viên ngọc xinh
đẹp để thay thế những viên mà ông đã cho đi. Viên hồng ngọc sẽ thắm đỏ
hơn một đóa hồng đỏ thắm và viên bích ngọc nhất định sẽ xanh như biển
cả.
-Trong vườn hoa ở phía dưới kia,
-Ông Hoàng hạnh phúc nói,
-Có
một em bé gái bán diêm đang đứng khóc. Em đã để diêm rơi xuống rãnh
nước và diêm đã ướt hết; em bé mà không mang về nhà được một ít tiền, bố
em sẽ đánh em, cho nên em đang kêu khóc. Em bé không có giày mà cũng
không có tất, còn cái đầu bé nhỏ thì trần trụi. Em hãy giật mắt kia của
ta ra và đem cho em bé, thế là nó sẽ không bị cha đánh đòn.
-Em sẽ ở lại với ông một đêm nữa, -én nói,
-Nhưng em không thể giật mắt ông ra được đâu, ông Hoàng ạ. Như thế thì ông mù hẳn mất thôi.
-Én,
én ơi, én bé nhỏ ơi, ta bảo sao em cứ thế mà làm. Thế là én giật viên
ngọc xanh ở con mắt kia của ông Hoàng ra, cắp lấy và bay vút xuống. Nó
tới bên em bé bán diêm, buông viên ngọc vào lòng bàn tay em.
“Cái mảnh gương này mới xinh làm sao chứ!”
-Em bé kêu lên, vừa chạy về nhà vừa cười. Thế rồi én bay trở về với ông Hoàng. Nó nói:
-Bây giờ thì ông bị mù mất rồi, vậy thì em sẽ ở lại đây với ông mãi mãi.
-Không, én bé nhỏ ơi, không được đâu; em phải đi sang Ai Cập đi.
-Mãi mãi em sẽ ở lại đây với ông,
-Én nói, rồi én ngủ dưới chân ông Hoàng. Suốt cả ngày hôm sau, én đậu
trên vai ông Hoàng, kể cho ông nghe những câu chuyện về những gì én đã
thấy ở các xứ xa lạ. én kể cho ông nghe về những con cò quăm đứng thành
hàng dài trên đôi bờ sông Nin; mỏ cắp những con cá vàng; én kể về ông
nhân sư, cũng già nua như chính thế giới vậy, ông sống trong sa mạc mà
cái gì cũng biết; én nói về những người lái buôn đi thủng thẳng bên cạnh
những con lạc đà, tay cầm những hạt hổ phách; về ông vua của vùng núi
Mặt Trăng, ông ta cũng đen ngang gỗ mun, ông thờ phụng một viên pha lê
to tướng; én nói đến con trăn màu xanh lục nằm ngủ trong một cây cọ, có
hai mươi thầy tu đem bánh mật ong đến cho nó ăn; về những người tí hon
bơi thuyền qua một hồ rộng trên những chiếc lá dẹt to bản, và họ luôn
luôn gây chiến với những lũ bướm.
-Én bé bỏng thân mến ơi.- ông Hoàng nói,
-Em đã kể cho ta nghe những điều kỳ diệu, nhưng kỳ diệu hơn hết thảy,
đó là nỗi khổ đau của con người, đàn ông cũng như đàn bà. Không có bí
mật nào lớn lao bằng nỗi cơ hàn. én bé nhỏ ạ, em hãy bay trên thành phố
của ta và kể cho ta nghe em thấy những gì ở đấy. Thế là chim én bay khắp
thành phố lớn, nó thấy người giàu đang vui chơi trong những ngôi nhà
đẹp đẽ trong khi những người ăn xin đang ngồi ngoài cổng. Nó bay vào
những ngõ hẻm tối tăm, nom thấy những khuôn mặt trắng bệch của những đứa
trẻ chịu đói rét đang lờ phờ nhìn ra ngoài đường phố. Phía dưới gầm một
chiếc cầu có hai thằng bé đang nằm ôm chặt lấy nhau để cố gắng giữ mình
cho được ấm. Chúng nói:
“Chúng mình đói quá đi mất”.
-Chúng mày không được nằm ở đây!
-người gác cầu quát. Thế là chúng bước ra, đi lang thang trong mưa lạnh.
Thế rồi chim bay trở về, kể cho ông Hoàng nghe những điều chim đã thấy. ông Hoàng nói:
-Mình ta phủ đầy vàng nguyên chất, em hãy gỡ nó ra, từng lá từng lá
một, rồi đem đến cho người nghèo của ta; chúng sinh bao giờ cũng nghĩ
rằng vàng có thể khiến cho họ sung sướng. Cứ từng lá, từng lá một, vàng
nguyên chất được chim én gỡ ra cho tới lúc ông Hoàng hạnh phúc nom mờ
đục và xám xịt hẳn. Hết lá này đến lá khác vàng nguyên chất chim đem đến
cho người nghèo. Khuôn mặt của bọn trẻ con trở nên hồng hào hơn, chúng
cười và chơi đùa trên đường phố. Chúng reo to:
“Bây giờ chúng mình có
bánh ăn rồi”. Rồi tuyết đến và đi theo tuyết là băng giá. Các đường phố
nom như thể dát bạc, lấp lánh và sáng lóa mắt; những thỏi băng dài nom
giống những thanh kiếm pha lê buông thõng xuống từ những mái hiên các
ngôi nhà; người qua lại khoác những chiếc áo lót lông thú, bọn trẻ con
đội mũ đỏ đang chơi trượt băng. Chim én bé nhỏ tội nghiệp ngày càng thấy
lạnh hơn, nhưng nó không muốn rời bỏ ông Hoàng vì nó yêu ông Hoàng quá
đỗi. Nó nhặt những vụn bánh phía ngoài cửa hàng bán bánh, khi ông chủ
không trông chừng tới, và nó đập đập đôi cánh để cố giữ cho mình được
ấm. Nhưng cuối cùng nó biết nó sắp chết. Nó chỉ còn vừa vặn đủ sức để
bay lên đậu trên vai ông Hoàng một lần nữa.
-Tạm biệt ông, ông Hoàng thân mến ạ,
-Nó thì thầm.
-Ông vui lòng để em hôn tay ông chứ?
-Rốt cuộc thì em cũng đi sang Ai Cập, ta bằng lòng lắm, én bé nhỏ ạ,
-ông Hoàng nói.
-Em đã nán lại đây quá lâu rồi, nhưng em phải hôn lên môi ta kia, vì ta yêu em.
-Không
phải em đi sang Ai Cập đâu, ông ạ. Em đi tới ngôi nhà của Thần Chết.
Chết với Ngủ là anh em, có phải không ạ? én hôn lên môi ông Hoàng sung
sướng và rơi xuống chết dưới bàn chân ông. Ngay lúc đó một tiếng “rắc”
kỳ lạ vang lên bên trong pho tượng, như thể có vật gì đã bị vỡ. Sự thật
là trái tim bằng chì của ông Hoàng đã bị tách đúng làm hai mảnh. Tảng
sáng ngày hôm sau, ông thị trưởng đi dạo dưới công viên cùng với các vị
ủy viên Hội đồng thành phố. Lúc họ đi tới cái bệ, ông thị trưởng ngước
nhìn lên pho tượng.
-Trời! ông Hoàng sung sướng nom sao mà tiều tụy thế kia!
-Quả có tiều tụy thật!
-Các ông ủy viên Hội đồng thành phố cũng kêu lên. Bao giờ họ cũng phụ
họa với ông thị trưởng. Nói xong, họ bước lên để tận mắt nhìn pho
tượng. ông thị trưởng nói:
-Viên hồng ngọc đã rơi khỏi chuôi kiếm của
ông ta, đôi mắt cũng đã mất, ông ta đâu có bằng vàng nữa. Thật tình,
ông ta chả hơn một thằng ăn mày mấy tí.
-Chả hơn thằng ăn mày mấy tí,
-Các ông ủy viên Hội đồng thành phố lắp lại.
-Mà đây, hiện có một con chim chết ở chân ông ta,
-Ông thị trưởng tiếp tục.
-Chúng ta phải thực sự ban bố một tuyên cáo rằng chim chóc không được
phép chết tại đây. Và viên thư ký Hội đồng thành phố ghi vào sổ lời gợi
ý đó. Thế rồi người ta xô đổ pho tượng ông Hoàng hạnh phúc. Vị giáo sư
nghệ thuật tại trường Đại học tổng hợp phát biểu:
“Bởi lẽ ông ta
không còn đẹp nữa, cho nên ông ta cũng hết có ích”. Sau đó người ta đem
pho tượng nung chảy trong lò nung. ông thị trưởng tổ chức một cuộc họp
để quyết định xem phải làm gì với thứ kim loại đó. ông nói:
-Chúng ta phải có một pho tượng khác, cái đó thì đã hẳn, và phải là tượng của chính tôi.
-Của chính tôi,
-mỗi
vị ủy viên Hội đồng thành phố đều nói như vậy. Rồi họ cãi cọ nhau. Lần
cuối cùng khi tôi nghe họ nói, họ vẫn đang còn lời qua tiếng lại.
-Gì mà lạ lùng chưa này!
-viên
đốc công xưởng đúc nói.- Cái trái tim bằng chì bị vỡ này bỏ vào lò nung
mà không chịu chảy cho. Phải vứt nó đi thôi.- Và họ quẳng nó lên một
đống rác, ở đó có xác con chim chết. Chúa truyền bảo một trong những vị
thiên thần của Chúa rằng:
“Ngươi hãy đem cho ta hai vật quý báu nhất
trong thành phố”. Thiên thần liền mang về cho Người trái tim bằng chì và
con chim chết. Chúa phán bảo:
“Ngươi đã chọn đúng. Trong vườn Lạc uyển của ta, con chim bé nhỏ này
sẽ đời đời ca hót, và trong thành phố bằng vàng của ta, ông Hoàng hạnh
phúc sẽ dâng lời tán tụng lên ta”.
(còn tiếp)
Comments[ 0 ]
Post a Comment