Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện

11:16 PM |

Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện . Blog tổng hợp nhiều truyện thiếu nhi hay dành cho các em học sinh và các em nhỏ tuổi.

Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện
Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện


Có một anh chàng nọ quá đỗi thật thà nên mọi người gọi anh là thằng Ngốc. Chàng Ngốc khỏe mạnh, yêu đời và lao động giỏi. Anh chàng nghèo khổ, không cửa không nhà phải đi ở muớn cho một tên trọc phú. Anh làm lụng quần quật suốt ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác. Thấy anh này khỏe mạnh, dễ sai bảo nên sau năm năm nghe anh ta đòi tiền công, hắn dỗ dành anh làm thêm cho hắn năm năm nữa. Lại năm năm nữa trôi qua. Thấy anh đòi tiền công để về, lão trọc phú lại dỗ:

      - Mày ở với tao đã lâu thành ra thân tình trong nhà nên tao không nỡ chia tay ngay với mày. Thôi mày ở với tao thêm năm năm nữa rồi tao đưa tiền công cả mười lăm năm ba nén vàng. Lúc đó thì mày tha hồ giàu có.

      Nghe bùi tai, chàng Ngốc lại dồn hết sức làm việc quần quật cho lão trọc phú thêm năm năm nữa. Lần này hết hạn anh một mực đòi thôi việc. Dỗ mãi cũng không được, lão trọc phú bèn mang vàng ra trả. Chàng Ngốc cầm vàng hí hứng đi, mà đâu có biết lão trọc phú đưa cho chàng toàn vàng giả. Có vàng trong tay chàng Ngốc dự định đi ngao du thiên hạ cho thõa lòng mong ước được biết đó biết đây sau bao nhiêu năm lao động nhọc nhằn. Đi được một hồi anh ghé vào nhà một người thợ bạc. Người thợ bạc hỏi cho biết anh là ai và đi đâu, thì chàng Ngốc kể chuyện mình ra sao, được trả công như thế nào. Nhìn mấy nén vàng anh ta khoe, người thợ bạc nhìn là biết vàng giả, nhưng thấy anh chàng này ngốc nên định bụng lừa anh, hắn bảo:

      - Ở chốn thành đô chỉ có nhà quyền quí mới xài được, chớ dân thường thì khó lắm, tốt hơn anh nên đổi ra bạc dễ tiêu lắm. Sẵn đây tôi có mấy nén bạc anh thích thì tôi đổi hộ cho, cứ một vàng ăn hai bạc.

      Nghe có lý chàng Ngốc khẩn khoản xin đổi hộ. Không ngờ lão thợ bạc lại đưa cho sáu thỏi chì giả bạc. Chàng Ngốc cầm lấy cảm ơn rối rít và lại lên đường.

      Đến một nơi khác trên đường tới kinh đô anh chàng gặp một thợ giày. Mãi nói chuyện vui miệng với người đó anh kể là mình có sáu thỏi bạc. Hắn biết là bạc giả song đang cần chì nên gả đổi lấy một nghìn tờ giấy, hắn chỉ vào thứ lụa giả của mình và bảo:

      - Đây là thứ "lụa đinh kiến" quý lắm, anh nên đem tới kinh đô bán, cứ mỗi vuông lấy một quan tiền thì tha hồ mà tiêu.

      Nghe bìu tai chàng Ngốc đồng ý ngay. Khi ngang qua trường học thấy một người học trò đang chơi chong chóng bằng giấy xanh mà cả đời anh chưa thấy bao giờ nên thích lắm bèn tới xem và hỏi:

      - Cái gì thế này?

      Cậu học trò láu lỉnh nói đùa:

      - Đây là cái "thiên địa vận" dùng nó có thể biết được việc trời đất, mọi việc thế gian đều tỏ tường, nó quý lắm vì điều gì cũng đoán được trước.

      Chàng Ngốc nghe vậy bèn gạ đổi lấy một nghìn vuông "lụa đinh kiến" của mình. Cậu học trò tất nhiên là đồng ý luôn.

      Với thiên địa vận trong tay, chàng Ngốc nghĩ đã đến lúc được mọi người sẽ kính phục hết nhẽ. Qua một cánh đồng rộng chàng Ngốc thấy đám trẻ chăn trâu đang chơi một con niềng niễng lớn có đôi cánh xanh đỏ rất đẹp. Tò mò anh lại xem. Bọn chúng không muốn cho anh xem nên chúng nói dóc cho anh hốt hoảng.

      - Anh tránh ra đi, đây là "ngọc lưu ly" quý hiếm lắm. Đeo nó vào thì hè mát, đông ấm, đến đức vua cũng chưa chắc đã có.

      Chàng Ngốc nghe vậy nghĩ là không ngờ trên đời lại có của quý đến thế, quý tới mức đến đức vua cũng chưa có. Anh chàng bèn đem "thiên địa vận" của mình ra gạ đổi, lũ chăn trâu thấy chong chóng đẹp nên bằng lòng đổi. Chúng bỏ con niềng niễng vào túi còn thắt miệng lại dặn chàng Ngốc:

      - Lúc nào về đến nhà thì mở xem. Không thì ngọc bay mất đấy.

      Được viên ngọc quý rồi chàng Ngốc định bụng vào triều dâng vua để được ngắm cảnh vương triều. Nhưng tới cửa ngọ môn thì chàng ta bị lính gác chận lại. Chàng Ngốc than vãn:

      - Tôi đi ở thuê, làm mướn những mười lăm năm trời vất vả mới được ba nén vàng, rồi đổi lấy sáu thỏi bạc, đến một ngàn vuông "lụa đinh kiến", đến cái "thiên địa vận", cuối cùng "viên ngọc lưu ly", tôi định dâng vua viên ngọc quý đó, vậy cớ sao không cho tôi vào.

      Lúc đó có một gian thần đi ngang qua nghe chàng Ngốc nói có hột ngọc lưu ly hắn liền nổi lòng tham bèn nhận lời dẫn chàng Ngốc vào bái kiến, hắn bảo anh cứ tạm thời chờ ở cửa. Cầm được cái túi, tên quan thấy có cái gì đó tròn tròn ở trong thì khấp khởi mừng lắm. Hắn bước qua ngưỡng cửa hoàng cung bèn giở ra xem thực hư như thế nào để tìm cách chiếm đoạt. Ai dè mở túi ra nó bay vụt đi mất.

      Chàng Ngốc thấy vậy túm lấy tên quan bắt đền. Anh giơ tay đánh trống ở cửa hoàng cung vang lên. Bọn lính kéo anh ra cửa đánh. Chàng khóc ầm ĩ. Thấy động, vua sai người ra dẫn chàng Ngốc vào hỏi sự tình. Ngốc tâu:

      - Muôn tâu bệ hạ, tôi đi ở mười lăm năm được ba nén vàng, rồi sáu nén bạc, rồi một ngàn vuông "lụa đinh kiến", rồi cái "thiên địa vận" mới được hòn "ngọc lưu ly" để đem vào dâng bệ hạ, thế mà cái ông quan kia mở túi làm viên ngọc bay mất. Xin ngài thương rủ lòng thương xử cho con với.

      Tên gian thần thì ra sức chối cãi, song nhà vua vẫn phán:

      - Tên dân này đem hòn ngọc lạ dâng ta. Đó là ý tốt. Để mua viên ngọc đó hắn tốn bao nhiêu công sức và tiền của, vậy kẻ làm mất viên ngọc không chỉ có tội với ta, mà còn phải bồi thường cho người có ngọc đủ số chi phí để có viên ngọc quý đó.

      Đoạn vua quay sang nói với chàng Ngốc:

      - Trẫm ban cho ngươi một chức quan nhỏ để thưởng công cho lòng trung hiếu với trẫm.

      Chàng Ngốc sướng đến run người, chàng nhận đủ số tiền bồi thường và vui vẽ đi nhận chức quan mà vua đã ban cho chàng.

Các bạn đang đọc truyện thiếu nhi  Ngốc Được Kiện
Read more…

Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài

11:07 PM |

Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài. Bạn muốn tìm truyện thiếu nhi hay .Hãy đọc tại atruyencuoi.blogspot.com.Nơi cập nhật nhiều truyện thiếu nhi hay nhất.

 
Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài
Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài

Ngày xưa ở Trung Quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng, liền triệu Biền vào cung, ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, hắn đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo hắn có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch.
Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban rất nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả. Vì thế Biền không nhận vàng, hắn nói: Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần rút trong chùm chìa khóa, nhằm chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy.
 Hoàng đế nghe nói, hơi ngạc nhiên nhưng vốn trọng tài Biền, lại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để cho hắn làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút lông dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút lông, hắn mang đến một hòn đá, lần lượt đem ra chọc mạch từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lần thấy tòe ngòi, hắn lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ như thế cho đến lúc trong kho sắp vơi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông còn nguyên vẹn, Biền mừng quá, reo lên:
 Ta tìm được ngòi bút thần rồi! Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời xông vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con vật ấy đều họat động không khác gì những con vật có thật. Rồi đó Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều.
Diều tự nhiên bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa ông vút lên trên không. Sau đó Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông, sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu hắn tìm thấy ở gần một con sông, cứ như bây giờ là sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, một huyện đất phát đế vương. Huyện đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ. Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình thì đã già mất rồi, nếu được làm vua cũng không hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho con rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ của nó tất được bồi phần trọng đãi, mà dòng dõi của con gái mình cũng được hưởng kết quả tốt đẹp đó. Nhưng muốn thực hiện cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, hắn trở về Trung Quốc bảo người rể đào lấy hài cốt của cha nó đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này hắn chỉ bàn kín với một người học trò của mình mà thôi.
 Nhưng người học trò mà hắn tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần y hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam. Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng chờ cho nó ngậm lại hãy lên. Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo người rể chọn năm giống lúa mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt.
Mỗi huyệt hắn sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quân gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên người con gái của hắn ở nước Nam đẻ luôn một lúc ba người con trai mặt mũi kỳ dị.
 Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: Một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh đều cầm dao sáng quắc. Cả ba đức nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân để thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt. Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bảo vợ: - Mày đẻ ra ma quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế. Rồi đó hắn chém tất cả. Trong lúc bối rối, người nhà của hắn vì lầm nên đốt tất cả nén hương còn lại. Tự dưng đất chuyển động. Ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc mỗi lớn.
Thế rồi nắp mộ tung ra, bao nhiêu quân gia dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên người nào người nấy sức còn yếu, đứng chưa vững, ai nấy đều bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng chết hết. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Và sau khi thấy rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. Từ đó Cao Biền sinh ra chán đời, chả thiết gì nữa. "Không được ăn thì đạp đổ".
Nghĩ thế, hắn thường cưỡi diều đi khắp nước Nam để ếm huyệt và phá tất cả các long mạch. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chám đứt cổ con rồng đó đi. Cũng vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông Trà Khúc đỏ như máu là bởi vì có máu tự cổ con rồng chảy ra. Đến Nghệ An, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu Rồng ở sát bờ biển có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Vì thế đỉnh núi ấy từ đó trở đi không một cây cối gì mọc được. Ở Thanh Hóa, Cao Biền cũng thấy có đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Việt Nam đều phát tích ở Thanh Hóa. Khi diều bay qua làng Thiên Mỗ (bây giờ là làng Đại Mỗ tỉnh hà Đông), Biền thấy có cái giếng ở vệ sông mà bây giờ là Nhuệ Giang cũng có huyệt đế vương.
Hắn bèn cho diều hạ xuống là là sát mặt đất, đọan thuận tay nén luôn cây bút thần của mình xuống lòng giếng đó. Người ta nói cây bút ấy sau rồi hóa thành một khúc gỗ cắm chặt xuống đáy giếng. Không một ai dám động đến nó. Mãi về sau trong làng có một ông thám hoa có tính hiếu kỳ mới tâu vua xin hai con voi về kéo thử khúc gỗ đó lên. Họ tết một chiếc thừng lớn; một đầu buộc vào khúc gỗ còn một đầu buộc vào cổ voi. Nhưng khi voi cất bước thì tự nhiên họ thấy những xóm làng bên cạnh đất chuyển động ầm ầm, đồng thời nhà cửa phát hỏa tứ tung. Lần ấy ông thám đành bỏ dở công việc vì ông ta sợ con rồng bị đau giẫy giụa làm hại đến dân sự. Ngày nay có cái đặc biệt là nước giếng ấy không bao giờ cạn. Mỗi khi nước trong, người ta vẫn thấy có bóng khúc gỗ đen đen ở dưới. Để tâng công với hoàng đế, Cao Biền vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú tinh tường đem dâng lên vua đường. Đại ý nói tất cả các mạch đất quý nhất của nước Nam, hắn đều trấn áp xong. Duy có kiểu đất ở chỗ trung độ (tức bây giờ là Hà Nội) thì hắn đã sai đắp một cái thành gọi là thành Đại La để chặn long mạch. Lễ trấn áp này hắn làm rất linh đình và công phu. Trên hòn núi ở xa xa về phí bắc thành Đại La, hắn cho dựng một cái đàn tràng. Trong thành Đại La, hắn sai nung một lúc tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ. Nung xong, Biền huy động tám vạn quân vai vác giáo, mũi giáo xóc một cái tháp, đi từ Đại La tiến đến núi. Vừa đi họ vừa hô mấy tiếng "thống vận hoàng đế". Đến nơi đặt tháp xuống đỉnh núi rồi tám vạn quân ấy lại nhất tề kéo về Đại La. Cũng vì việc kỳ dị như thế nên núi ấy từ đó mang tên là núi Bát Vạn. Hoàng đế Trung Quốc đọc sách của Cao Biền lại càng khen ngợi hắn. Nhưng việc làm của Biền bị nhân dân ở nước Nam rất căm phẫn. Họ lập tâm chờ dịp giết chết cho bỏ ghét. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào miền cứ như bây giờ là Ninh Bình. Ở đây người ta chuẩn bị cung nỏ chờ khi diều của hắn bay qua là là mặt đất, là cả bao nhiêu người nhất tề phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi, Biền bị trọng thương, sau đó phải dưa về Trung Quốc. Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi cánh diều, một trong ba ngọn núi ở gần trị sở Ninh Bình. Cao Bình về nước được ít lâu bị thủ hạ giết chết. Người ta theo lời dặn của hắn đem hài cốt chôn ở một cái gò cát ở mé biển miền Nam cứ như bây giờ thuộc tỉnh Phú Yên. Ở đó mặc dầu sóng gió thổi mạnh thế nào đi nữa, cát ở mả cũng không bay đi chỗ khác. Người đi thuyền qua đó vẫn gọi là mả Cao Biền. Ngày nay chúng ta còn có câu Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non là ý nóng nẩy vội vàng sẽ thiếu chu đáo, mà như thế thì sẽ thất bại.
Read more…

Truyện thiếu nhi - Cao Biền Dậy Non

11:01 PM |

 Truyện thiếu nhi - Cao Biền Dậy Non. Blog tổng hợp truyện thiếu nhi hay dành cho mọi lứa tuổi.


Truyện thiếu nhi - Cao Biền Dậy Non
   Ngày xưa ở Trung Quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng, liền triệu Biền vào cung, ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, hắn đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo hắn có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch. Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban rất nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả.
     Vì thế Biền không nhận vàng, hắn nói: Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần rút trong chùm chìa khóa, nhằm chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy. Hoàng đế nghe nói, hơi ngạc nhiên nhưng vốn trọng tài Biền, lại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để cho hắn làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút lông dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút lông, hắn mang đến một hòn đá, lần lượt đem ra chọc mạch từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lần thấy tòe ngòi, hắn lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ như thế cho đến lúc trong kho sắp vơi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông còn nguyên vẹn, Biền mừng quá, reo lên: Ta tìm được ngòi bút thần rồi! Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời xông vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con vật ấy đều họat động không khác gì những con vật có thật. Rồi đó Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều. Diều tự nhiên bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa ông vút lên trên không. Sau đó Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông, sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu hắn tìm thấy ở gần một con sông, cứ như bây giờ là sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, một huyện đất phát đế vương. Huyện đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ.
     Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình thì đã già mất rồi, nếu được làm vua cũng không hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho con rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ của nó tất được bồi phần trọng đãi, mà dòng dõi của con gái mình cũng được hưởng kết quả tốt đẹp đó. Nhưng muốn thực hiện cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, hắn trở về Trung Quốc bảo người rể đào lấy hài cốt của cha nó đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này hắn chỉ bàn kín với một người học trò của mình mà thôi. Nhưng người học trò mà hắn tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần y hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam. Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng chờ cho nó ngậm lại hãy lên.
 Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo người rể chọn năm giống lúa mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt. Mỗi huyệt hắn sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quân gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên người con gái của hắn ở nước Nam đẻ luôn một lúc ba người con trai mặt mũi kỳ dị. Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: Một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh đều cầm dao sáng quắc. Cả ba đức nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân để thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt. Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bảo vợ: - Mày đẻ ra ma quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế. Rồi đó hắn chém tất cả.
     Trong lúc bối rối, người nhà của hắn vì lầm nên đốt tất cả nén hương còn lại. Tự dưng đất chuyển động. Ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc mỗi lớn. Thế rồi nắp mộ tung ra, bao nhiêu quân gia dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên người nào người nấy sức còn yếu, đứng chưa vững, ai nấy đều bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng chết hết. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Và sau khi thấy rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. Từ đó Cao Biền sinh ra chán đời, chả thiết gì nữa. "Không được ăn thì đạp đổ". Nghĩ thế, hắn thường cưỡi diều đi khắp nước Nam để ếm huyệt và phá tất cả các long mạch. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chám đứt cổ con rồng đó đi. Cũng vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông Trà Khúc đỏ như máu là bởi vì có máu tự cổ con rồng chảy ra. Đến Nghệ An, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu Rồng ở sát bờ biển có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Vì thế đỉnh núi ấy từ đó trở đi không một cây cối gì mọc được. Ở Thanh Hóa, Cao Biền cũng thấy có đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Việt Nam đều phát tích ở Thanh Hóa. Khi diều bay qua làng Thiên Mỗ (bây giờ là làng Đại Mỗ tỉnh hà Đông), Biền thấy có cái giếng ở vệ sông mà bây giờ là Nhuệ Giang cũng có huyệt đế vương. Hắn bèn cho diều hạ xuống là là sát mặt đất, đọan thuận tay nén luôn cây bút thần của mình xuống lòng giếng đó. Người ta nói cây bút ấy sau rồi hóa thành một khúc gỗ cắm chặt xuống đáy giếng. Không một ai dám động đến nó. Mãi về sau trong làng có một ông thám hoa có tính hiếu kỳ mới tâu vua xin hai con voi về kéo thử khúc gỗ đó lên.
       Họ tết một chiếc thừng lớn; một đầu buộc vào khúc gỗ còn một đầu buộc vào cổ voi. Nhưng khi voi cất bước thì tự nhiên họ thấy những xóm làng bên cạnh đất chuyển động ầm ầm, đồng thời nhà cửa phát hỏa tứ tung. Lần ấy ông thám đành bỏ dở công việc vì ông ta sợ con rồng bị đau giẫy giụa làm hại đến dân sự. Ngày nay có cái đặc biệt là nước giếng ấy không bao giờ cạn. Mỗi khi nước trong, người ta vẫn thấy có bóng khúc gỗ đen đen ở dưới. Để tâng công với hoàng đế, Cao Biền vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú tinh tường đem dâng lên vua đường. Đại ý nói tất cả các mạch đất quý nhất của nước Nam, hắn đều trấn áp xong. Duy có kiểu đất ở chỗ trung độ (tức bây giờ là Hà Nội) thì hắn đã sai đắp một cái thành gọi là thành Đại La để chặn long mạch. Lễ trấn áp này hắn làm rất linh đình và công phu. Trên hòn núi ở xa xa về phí bắc thành Đại La, hắn cho dựng một cái đàn tràng.
      Trong thành Đại La, hắn sai nung một lúc tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ. Nung xong, Biền huy động tám vạn quân vai vác giáo, mũi giáo xóc một cái tháp, đi từ Đại La tiến đến núi. Vừa đi họ vừa hô mấy tiếng "thống vận hoàng đế". Đến nơi đặt tháp xuống đỉnh núi rồi tám vạn quân ấy lại nhất tề kéo về Đại La. Cũng vì việc kỳ dị như thế nên núi ấy từ đó mang tên là núi Bát Vạn. Hoàng đế Trung Quốc đọc sách của Cao Biền lại càng khen ngợi hắn. Nhưng việc làm của Biền bị nhân dân ở nước Nam rất căm phẫn. Họ lập tâm chờ dịp giết chết cho bỏ ghét. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào miền cứ như bây giờ là Ninh Bình. Ở đây người ta chuẩn bị cung nỏ chờ khi diều của hắn bay qua là là mặt đất, là cả bao nhiêu người nhất tề phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi, Biền bị trọng thương, sau đó phải dưa về Trung Quốc.
      Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi cánh diều, một trong ba ngọn núi ở gần trị sở Ninh Bình. Cao Bình về nước được ít lâu bị thủ hạ giết chết. Người ta theo lời dặn của hắn đem hài cốt chôn ở một cái gò cát ở mé biển miền Nam cứ như bây giờ thuộc tỉnh Phú Yên. Ở đó mặc dầu sóng gió thổi mạnh thế nào đi nữa, cát ở mả cũng không bay đi chỗ khác. Người đi thuyền qua đó vẫn gọi là mả Cao Biền. Ngày nay chúng ta còn có câu Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non là ý nóng nẩy vội vàng sẽ thiếu chu đáo, mà như thế thì sẽ thất bại.

Các bạn đang đọc truyện thiếu nhi  Cao Biền Dậy Non
Read more…

Truyện thiếu nhi Ba Chàng Rể

10:54 PM |

Truyện thiếu nhi Ba Chàng Rể. Mời quý vị và các bạn đón đọc tuyển tập truyện thiếu nhi hay được cập thường xuyên tại blog atruyencuoi.blogspot.com


Hai vợ chồng nhà nọ khá giàu có cũng chỉ sinh được một cô con gái. Cô này có nhan sắc. Có ba chàng trai ngấp nghé làm rể: Một tú tài, một khóa sinh và một nông dân. Chẳng may phú ông qua đời, bà vợ bảo: "Ai làm bài văn tế ông nghe mà cảm động thảm thiết sẽ gả con gái cho".
 Tưởng văn chương là nghề múa tay trong bị, chàng tú tài làm một bài văn chữ Hán đối nhau chan chát và đầy điển tích, nhưng mới bắt đầu đọc chữ "duy" đã bị anh chàng nông dân đứng lên cãi: "Duy là giữ lại. Bố chết được chôn cất là hay, tại sao lại bảo giữ lại". Không ngờ bị một anh vô học phá ngang, chàng tú tài bèn bỏ ra về. Đến chàng thứ hai nhờ người gàbài văn tế mở đầu cũng có chữ "duy". Thấy đọc "duy" bị bắt bẻ, anh bèn đọc "di" nhưng lại bị anh nông dân bác: "di" là dời, bố chết chưa được mồ yên mả ấm lại bảo dời đi đâu?". Thẹn quá, anh chàng cũng bỏ luôn. Đến lượt anh nông dân, chẳng tài văn chương giấy má gì cả, đến trước quan tài, quỳ xuống vừa khóc vừa khấn nôm:

Truyện thiếu nhi Ba Chàng Rể
Ô hô! Ô hô! Ô hô!
Nhớ ông xưa: Mình tròn trùng trục, râu dài lê thê Ăn rồi: phát bờ, dọn khe, đan mủng đan sề Ru con ẵm cháu, trồng cà dái dê. Ông bỏ đi mô (đâu)? Ông lại chẳng về. Nói đến đó, bà vợ người quá cố xúc động quá, khóc sướt mướt. Thế là anh chàng nông dân được làm rể.

Các bạn đang đọc truyện thiếu nhi : Ba Chàng Rể
Read more…

Truyện thiếu nhi - Nàng bò tót

11:17 AM |

Truyện thiếu nhi  hay và cập liên tục chỉ có tại atruyencuoi.blogspot.com.Truyện thiếu nhi -  Nàng bò tót. Tuyển tập truyện dành cho các em học nhỏ tuổi.



Truyện thiếu nhi -  Nàng bò tót

Ngày xửa ngày xưa, hai bà cháu anh mồ côi ra đặt bẫy ở một cánh rừng, giết được một con bò tót. Họ làm thịt con bò chia cho bà con dân bản, chỉ giữ lại một đùi phần mình.
Năm ngày qua đi, hai bà cháu đã ăn hết phần thịt, chỉ còn lại cái chân, anh mồ côi gác lên sàn bếp.
Một hôm, hai bà cháu đi làm về, thấy sàn nhà sạch sẽ, bếp lò đỏ than, giữa sạp sàn bày một rá cơm với một nồi canh.
Thấy lạ, nhưng vì đói bụng, hai bà cháu đánh liều cùng ngồi ăn. Ăn xong cả hai người đều lo lắng vì sợ cơm ma. Đêm đó họ không sao ngủ được. Sáng hôm sau thấy trong người vẫn bình thường khỏe khoắn, họ yên lòng mang gùi xách dao lên rẫy như mọi ngày. truyện việt nam
Chiều về, hai bà cháu lại thấy cơm canh đã được ai dọn sẵn như hôm qua. Đang đói bụng, họ lại ngồi vào ăn. Tuy ăn cơm lạ mà bọn họ vẫn không hết nghi ngờ.
Hôm sau, ra rẫy, hai bà cháu vừa phát cây vừa nói về mâm cơm lạ. Anh mồ côi nói:
- Bà ơi! Có ai mà lại cứ đến quét dọn cho nhà ta, nấu cơm, nấu nước cho bà cháu ta mãi thế?
Bà lo lắng trả lời: co tich viet nam
- Ăn của con ma thì phải chết theo con ma thôi, cháu ơi!
Rồi hai bà cháu bàn nhau tìm xem ai là người đã làm việc đó. Sáng hôm sau, vừa thức dậy, anh mồ côi nói to:
- Bà ơi! Việc nương rẫy đã xong, còn ít cây con chưa dọn hết, bà ở nhà làm hết, cháu phải sang bản Cà Lơ xin ít muối và gạo nhé! co tich
Bà soạn gùi, xách giỏ nứa ra sàn ngoài cho cháu, dặn:
- Cháu đi nhanh chân, chóng về kẻo bà nhớ, bếp lửa trông!
Anh mồ côi hẹn:
- Cháu đi hai lần mặt trời dậy, hai lần mặt trời ngủ mới về.
Bà cầm dao, mang giỏ lên nương. Anh mồ côi mang gùi, đeo giỏ, tách rừng đi về phía mặt trời mọc.
Đi được một quãng ngắn, anh mồ côi rẽ vào lối rậm, đạp tắt đường rừng, quay về nấp sau mô đá cao cạnh nhà mình. Từ chỗ đó, anh thấy rõ hết những gì xảy ra trên sạp, ngoài sàn nhà mình.
Anh ngạc nhiên sửng sốt khi thấy một cô gái đẹp từ đâu hiện ra dọn sàn trong sàn ngoài, rồi vác ống tre xuống suối lấy nước, lại lên nhóm lửa bếp nấu cơm, làm canh.
Khi đã dọn đầy đủ cơm nước ra cạnh bếp, cô gái xõa tóc ra hong nắng ở cửa ngách sàn ngoài. Ngắm nhìn cô gái đẹp nằm dài trên sạp sàn nhà mình, anh mồ côi vừa mừng vừa lo.
Rồi anh lẹ làng men đến nắm lấy mớ tóc dài của cô gái, vấn ba vòng, bảy vòng vào tay mình rồi mới lên tiếng:
- Ta bắt được kẻ xấu vào nhà ta rồi! truyen co tich
Cô gái giật mình, toan vùng dậy lẩn trốn nhưng đầu không cựa nổi, đành vật vã trên sàn kêu lên:
- Anh buông tôi ra! Tôi là người trong nhà đây mà!
Anh mồ côi thấy thân hình cô gái mềm mại, khuôn mặt hiền dịu thì có ý thương, nên tháo dần ra một vòng tóc và hỏi:
- Ta có thù oán gì với ai mà cô toan bỏ thuốc độc giết bà cháu ta?
Cô gái lắc đầu hỏi lại:
- Tôi là người trong nhà, anh không nhận ra sao?
- Cô đừng giấu quanh nữa. Cô ở đâu đến đây? Nếu cô nói dối thì tôi sẽ giết chết cô!
Cô gái run run nói:
- Anh có của mà không biết của đấy. Tôi là cái chân bò tót mà. Anh không ăn tôi nên tôi đến để trả ơn anh.
Anh mồ côi nhìn lên sàn bếp thấy mất chân bò tót thì có phần tin, nên buông lỏng thêm một vòng tóc nữa và hỏi:
- Cô trả ơn tôi cho đến bao giờ?
Cô gái lưỡng lự một lúc rồi trả lời:
- Tùy anh thôi!
- Ồ, thế thì cô làm vợ làm chồng với tôi nhé! Nhà tôi nghèo, cô có ưng không?
Cô gái e thẹn trả lời:
- Làm vợ làm chồng thì phải theo phép của Giàng chứ!
Anh mồ côi buồn bã nói:
- Tôi nghèo, bà tôi nghèo, bạc nén không có, nồi đồng, chiêng núm, chiêng bằng cũng không có. Nhà mình rỗng như chiếc nồi úp miệng xuống đất thì lấy gì của bỏ, lấy gì làm lễ cưới?
Cô gái bảo:
- Giàng cho ta làm vợ làm chồng thì một lễ nhỏ cũng thành. Anh nấu một nồi cơm, vắt đủ tám nắm, luộc một quả trứng cắt ra làm tám miếng để lễ Giàng và ma hai nhà. Lúc lễ, anh ngồi trong nhà, em ngồi ngoài sân. Nếu anh ném đúng vào tay em cả tám nắm cơm, anh lại ngửa tay hứng đủ tám miếng trứng em tung vào, không có miếng trứng, miếng cơm nào rơi xuống đất là ý Giàng thuận cho ta làm vợ làm chồng. Nếu Giàng không cho thì em xuống thang đi luôn.
Anh mồ côi lo lắng, vội đi nấu cơm, luộc trứng để làm lễ cúng Giàng.
Vào lễ, anh đã tung được cả tám nắm cơm vào tay cô gái và húng đủ cả tám miếng trứng, không để rơi lại một miếng nào. Cô gái đem cả tám nắm cơm lại thành một nắm to và trao lại cho anh mồ côi.
Hai người đã nên vợ chồng.
Bà đi làm rẫy về thấy cháu mình đang ngồi nói chuyện vui vẻ với một cô gái xinh đẹp ở trên sạp sàn thì lạ lắm. Bà chưa kịp hỏi, anh mồ côi đã kể hết ngọn nguồn cho bà nghe. Bà cháu vui mừng khôn xiết.
Bà cháu sống với nhau rất hòa thuận. Họ chung sức làm được một rẫy lúa to.
Lúa rẫy anh mồ côi chín sớm hơn mọi rẫy khác nên bị bò tót kéo đến phá phách mất nhiều. Anh đã mang ná đi rình nhiều đêm nhưng chưa bắn được một con nào cả.
Người vợ hết mực siêng năng, chăm chỉ công việc ruộng nương, bếp núc. Mỗi lần nấu nướng, chị ta thường giữ kĩ nắm vung trên nồi, không cho ai sờ tay vào. Khi nào bà thấy cháu quá bận rộn, vào làm giúp thì chị ta dặn:
- Bà không được mở vung làm sống cơm bà nhé!
Bấy lâu thấy cháu vẫn giữ kĩ vung nồi, bà lấy làm lạ lắm. Nhân lúc cháu vác ống tre đi múc nước ở suối, bà liền mở vung, hé mắt nhìn vào nồi cơm đang sôi thì lạ thay: một nửa nồi đã thành cơm, còn nửa kia là một nắm thóc vàng.
Đoán ra được cơ sự, bà đậy vung nồi cơm lẩm bẩm một mình:
- Bấy lâu ta tưởng bò tót ăn mất lúa rẫy, hóa ra cháu ta cắt về nấu cơm cho cả nhà cùng ăn. Nó là giống bò tót mà lại!
Biết chuyện, bà càng thương cháu dâu nhưng không kể lại chuyện cho chàng mồ côi biết. Ít lâu sau, bà già qua đời. Vợ chồng anh mồ côi đã sinh được hai đứa con xinh đẹp.
Một hôm, có đàn bò tót đạp rào vào phá ngô ở nương nhà anh. Anh mồ côi lấy ná ra toan bắn thì vợ ngăn lại, van xin:
- Anh ơi, sao anh nỡ bắn họ hàng nhà em?
Đang xót ruột vì nương ngô bị phá, anh chồng gắt:
- Thấy đàn bò ác lại nhận là bà con chú bác là nghĩa làm sao? Nó phá hết ngô, lấy gì cho con ăn?
Người vợ khóc lóc bảo:
- Cây một gốc, nước một nguồn, có phải bà con em mới nhận chứ đâu có nhận quàng. Anh không cho ăn thì ra đuổi đi!
Anh mồ côi vẫn chưa nuôi cơn giận, quát to:
- Đuổi được nó à? Nó húc cho thủng ruột ra ấy chứ? Ừ, bà con cô thì cô ra mời họ ra khỏi rẫy nhà tôi đi!
Người vợ nghe thấy thế giận tím mặt. Chị gạt nước mắt, ôm cả hai con chạy thẳng ra phía đàn bò ở bên rẫy.
Anh chồng thấy thế biết mình quá lời, hoảng hốt lo lắng cho vợ con, vội buông ná gọi to:
- Em ơi, lui lại! Bò giết mất em với các con đấy!
Người vợ vẫn cắm đầu chạy. Anh mồ côi giơ cả hai tay lên trời chới với như người sắp chết chìm, miệng lắp bắp kêu tên vợ, tên con.
Người vợ ẵm hai đứa con lao thẳng vào giữa đàn bò và cũng biến thành một con bò mẹ với hai con bê con. Ba mẹ con bò chạy húc vào lưng, vào cổ, vào bụng những con bò khác trong đàn. Cả đàn bò tót vểnh cổ, cong đuôi chạy lao mất vào rừng sâu.
Anh mồ côi bỗng nhiên mất vợ, mất con, càng ăn năn với cơn nóng giận của mình. Anh khóc rống lên. Tiếng khóc u buồn của anh đến cây rừng nghe cũng rũ lá, vượn nghe cũng khóc theo, chim chóc nghe thì ngừng tiếng hót.
Khi khóc đã khô nước mắt, anh mồ côi lập bàn thờ cúng vợ.
Từ đó, hễ đám lễ nào có giết bò, hoặc nhà nào săn được bò rừng thì anh không dám đến lễ ấy, đến nhà ấy nữa. Vì ai nỡ ăn thịt dòng dõi vợ con mình bao giờ?
(Truyện cổ dân tộc Bru)

 Cám ơn bạn đã đọc Truyện thiếu nhi  Nàng bò tót
Read more…

Truyện thiếu nhi - Sự tích trái dưa hấu

11:09 AM |

Truyện thiếu nhi  hay và cập liên tục chỉ có tại atruyencuoi.blogspot.com. Truyện thiếu nhi - Sự tích trái dưa hấu. Tuyển tập truyện dành cho các em học nhỏ tuổi.

Truyện thiếu nhi - Sự tích trái dưa hấu

Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm.

Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá, Bắc Việt).

Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì bình thản nói: "Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo".

Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng.

Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: "Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó". Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.

Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.

Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là "hẩu", nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu.

Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình.

An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.


 Cám ơn bạn đã đọc Truyện thiếu nhi Sự tích trái dưa hấu
Read more…

Truyện thiếu nhi - Con Công Và Con Quạ

11:02 AM |

Truyện thiếu nhi  hay và cập liên tục chỉ có tại atruyencuoi.blogspot.com. Truyện thiếu nhi - Con Công Và Con Quạ. Tuyển tập truyện dành cho các em học nhỏ tuổi.

Truyện thiếu nhi - Con Công Và Con Quạ
 Xưa con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm công và quạ ngồi nói chuyện với nhau, Quạ bảo công
rằng:

- Thử xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như: con phượng hoàng, cái mình nó quý giá biết bao, đến nỗi người ta thường khen: "Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích". Còn như con hạc, cái hình, cái dạng, cái chân, cái tóc nó thanh tao biết bao, để cho người ta phải nói:" Hạc đứng chầu Vua "Nghìn năm tóc bạc, tuổi rùa càng xinh". Con` như anh em ta đây! than ôi! thân hình thật không còn giống nào xấu bằng nữạ

Công nói:

- Phận xấu đành vậy, chớ biết làm sao bây giờ?

Quạ nghĩ một lúc rồi bàn rằng:

- Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai đứa ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không?

Công bằng lòng.

Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho công trước. Quả nhiên cái mình, cái đuôi công lóng l'anh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khac' nhiềụ

Đến lượt công ngồi tô điểm, vẽ vời cho quạ, thì chợt nghe tiếng ríu rít, biết bao nhiêu chim con ở phía đông bay lạị

Quạ liền hỏi :

- Các bạn đi đâu mà kéo đàn, kéo lũ như thế?

Đàn chim nói:

- Chúng tôi nghe đồn ở dưới phương nam có thật nhiều gạo, nhiều gà, và rất nhiều đồ ăn ngon khác.... Chúng tôi rủ nhau đi kiếm ăn
đâỵ Anh làm gì đấỷ... Hay ta cùng đi một thể

Quạ nghe nói, trong lòng háo hức muốn đi theo đàn chim kia ngay lập tức. Quạ mới nói với công rằng:

- Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời, thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, hay sẵn cả đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt.

Công thấy quạ bảo thế, chiều ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình quạ . Thành bao nhiêu lông cánh của quạ toàn một màu đen như mực.

Quạ bay đi kiếm ăn không còn nghĩ gì đến xấu với đẹp nữạ Nhưng đến lúc ăn no trở về, quạ thấy con cò trắng muốt bay qua trông thấy nó mà cườị Quạ tức lắm...bèn ngắm lại mình thì ôi thôị..Quạ thấy mình đen thui thủi, thiệt xấu xí, thẹn quá bèn bay đi trốn..

Từ đó, không ai còn thấy quạ đâu nữạ..trừ nơi hoang dã vắng vẻ 


Cám ơn bạn đã đọc Truyện thiếu nhi Con Công Và Con Quạ 
 
Read more…