7 Con Quạ! - Truyện thiếu nhi

12:31 AM |
truyen thieu nhi -7 Con Quạ!
Ngày xưa, có một người sinh được bảy con trai, nhưng không có con gái, cầu cũng chẳng được. Mãi về sau, vợ có mang, bác ta chứa chan hy vọng, quả nhiên đứa con ra đời là gái.
Hai vợ chồng mừng lắm, nhưng đứa con lại bé quá. Vì thấy con yếu ớt, bố mẹ định làm phép rửa tội gấp cho con. Bố vội sai một đứa con trai chạy ra suối lấy nước.Sáu đứa kia cũng đi theo. Bảy đứa tranh nhau múc nước, cái bình lăn xuống nước. Chúng không biết làm thế nào, không đứa nào dám về nhà. Thấy con mãi không về, bố sốt ruột, nói:

- Mấy thằng ranh lại mãi chơi quên múc nước rồi.
Bố sợ con gái nhỡ chết không được chịu phép rửa tội, phát cáu, rủa con:
- Ước gì cả bảy thằng hoá ra quạ tất!

Vừa nói buông lời thì nghe thấy tiếng vỗ cánh trên đầu và bảy con quạđen như than bay liệng. Bố đã trót rủa rồi, hối lại không kịp nữa. Hai vợ chồng buồn vì mất bảy đứa con, nhưng được an ủi đôi phần vì thấy đứa con gái quý mỗi ngày một khoẻ lên và đẹp ra. Bố mẹ giữ kín, giấu không cho cô biết chuyện. Mãi sau cô nghe thấy láng giềng xì xào rằng cô đẹp thật, nhưng vì cô mà bảy anh cô phải khổ, thì cô mới biết rằng mình có anh. Bố mẹ không thể giấu con được nữa, nói tránh ra rằng đó là lòng trời, và cô sinh ra chẳng có tội gì.

Nhưng cô em hằng ngày vẫn bị lương tâm cắn rứt và quyết tâm giải thoát các anh khỏi phù phép. Cô bứt rứt lắm, trốn nhà ra đi khắp nơi mong tìm ra tung tích các anh để giải thoát các anh bằng mọi cách. Cô chỉ mang theo một chiếc nhẫn nhỏ làm vật kỷ niệm của cha mẹ, một cái bánh mì để ăn, một bình nước nhỏ để uống và một cái ghế con để ngồi cho đỡ mỏi.
Cô đi mãi, đi mãi, đi đến tận cùng thế giới. Cô đi tới mặt trời, nhưng mặt trời nóng quá. Cô vội rời mặt trời và chạy tới mặt trăng, nhưng mặt trăng lạnh lẽo qúa. Cô bé vội quay gót, đi tới các vì sao. Các vì sao tiếp cô niềm nở, vị nào cũng ngôì trên một cái ghế con. Sao Mai đứng dậy, cho cô một cái xương nhỏ và bảo cô:
- Không có cái xương nhỏ này thì con không thể nào mở được núi Thuỷ Tinh là chỗ ở của các anh con.

Cô bé cầm cái xương, lấy khăn bọc cẩn thận, rồi đi mãi đến núi Thuỷ Tinh. Cửa núi đóng. Cô cởi khăn tay ra để lấy cái xương, nhưng không thấy nữa. Thế là cô đã đánh mất món quà của vì sao tốt bụng. Làm thế nào bây giờ? Cô muốn cứu các anh mà chìa khoá núi đã mất rồi. Cô bèn rút dao ra, cắt một mẩu ngón tay đút vào ổ khoá, thì mở được khoá. Cô bứơc vào, thấy một người lùn ra hỏi:



- Con đến tìm gì ở đây?

- Con tìm các anh con là bảy con quạ.

- Bây giờ các ông quạ đi vắng, nhưng nếu con muốn chờ các ông về thì con vào đây.

Người lùn sắp món ăn tối cho bảy ông quạ vào bảy cái đĩa nhỏ và đặt bảy cái cốc nhỏ. Cô bé ăn ở mỗi đĩa một miếng và ở mỗi cốc một hớp. Cô thả cái nhẫn mang theo vào cốc cuối cùng. Chợt cô nghe thấy ở trên không có tiếng vỗ cánh.

Người lùn liền nói:

- Các ông quạ đã về đó!

Các ông quạ về thật. Mỗi ông đi tìm cốc đĩa của mình để ăn uống. Hết ông nọ đến ông kia hỏi:

- Ai đã ăn ở đĩa của tôi? Ai đã uống ở cốc của tôi? Nhất định có người đụng đến cốc đĩa này.

Khi con quạ thứ bảy uống hết cốc, thì nó thấy cái nhẫn. Nó nhìn nhẫn chằm chằm và nhận ra là cái nhẫn của mẹ, bèn nói:

- Cầu chúa cho em chúng ta ở đây thì chúng ta được giải thoát.

Qụa vừa nói xong, cô bé đang đứng sau cửa liền bước vào. Tức thì đàn quạ lại hoá ra người. Anh em ôm chặt lấy nhau hôn nhau mãi, rồi vui vẻ cùng nhau lên đường về nhà.
Read more…

Con chim họa mi - Andersen

12:28 AM |

Con chim họa mi - Andersen


truyen thieu nhi - Con chim họa mi - Andersen




Ở Trung Quốc, nơi mà Hoàng đế là một người Trung Quốc và tất cả quần thần cũng là người Trung Quốc, các bạn hẳn cũng biết điều đó, đã có một câu chuyện.

Câu chuyện này xảy ra lâu lắm rồi, nhưng chính vì thế mà phải kể lại để người ta khỏi quên đi.

Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay, nhẹ chân. Trong vườn Thượng uyển trồng toàn những loại hoa quý, rất kỳ lạ, những bông hoa đẹp nhất phải đeo lục lạc bằng bạc để cho du khách khi đến xem phải lưu ý. Khu vườn được chăm sóc kỳ công và trải rộng, ngay người làm vườn cũng không biết đến đâu là hết. Càng đi càng gặp nhiều điều kỳ thú, những cây cao bóng cả vươn dài, những hồ rộng mênh mông sâu thẳm. Rừng thoai thoải xuống biển, trên làn nước xanh những con thuyền lớn có thể lướt dưới bóng cây. Nơi đây có con hoạ mi thường cất tiếng hót mê hồn. Một anh thuyền chài nghèo khổ lòng chứa chất bao nỗi lo toan dăng lưới đi qua, nghe tiếng chim hót cũng phải dừng lại nghe. Anh reo lên: "Trời ơi, Thánh thót biết bao".

Nhưng rồi mải mê với công việc, anh ta quên chim ngay. Đêm sau đi dăng lưới qua đấy, anh lại nghe tiếng chim hót: anh lại đứng lại nghe và lại reo lên: "Trời ơi, Thánh thót biết bao".

Khách tham quan từ nhiều nước trên thế giới kéo đến hoàng thành. Họ ca ngợi hoàng cung và vườn thượng uyển; nhưng khi nghe hoạ mi hót, họ đồng thanh reo lên: "Đấy mới là điều kỳ diệu".

Trở về quê hương, họ thuật lại những điều mắt thấy tai nghe. Nhiều học giả đã viết thành sách ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng uyển; nhưng người ta ca tụng hoạ mi nhiều hơn cả, những thi sĩ nổi tiếng đã làm những bài thơ kiệt tác để ca ngợi con chim hoạ mi hót hay trong khu rừng bên bờ biển. Sách được truyền đi khắp nơi, có quyển lọt vào tay Hoàng đế. Người chăm chú đọc, nhiều lúc gật đầu tán thưởng những đoạn văn hay ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng uyển.

Đọc tiếp, người thấy có đoạn viết: "Nhưng con chim hoạ mi mới thật là kỳ diệu!" Hoàng đế ngạc nhiên:

- Gì thế này? Con chim hoạ mi à? Sao ta lại không biết nhỉ? Có đúng là trong giang sơn ta; hơn nữa lại ngay trong vườn của ta, lại có một con chim như thế không? Ta chưa hề nghe nói bao giờ, lạ thật!

Hoàng đế truyền gọi quan thị lang là người cầm quyền cao chức trọng; mỗi khi có kẻ dưới đến trình báo hay thỉnh cầu điều gì, ngài chỉ trả lời cộc lốc: "Hớ!"

Hoàng đế phán hỏi:

- Ở đây chừng như có một con chim người ta gọi là hoạ mi. Thiên hạ cho rằng con chim này là loại chim quý hiếm. Vậy sao chưa thấy ai tâu với Trẫm?"

Quan thị lang thưa:

- Muôn tâu bệ hạ, chính hạ thần cũng chưa nghe thấy nói bao giờ và cũng chưa thấy ai đem đến tiến cử.

- Vậy ngay tối nay phải đem nó đến hót cho Trẫm nghe. Thiên hạ biết đến vật báu của Trẫm mà riêng Trẫm lại không biết!

Quan Thị Lang tâu:

- Muôn tâu bệ hạ, thực tình hạ thần chưa hề thấy con chim ấy, nhưng hạ thần xin đi tìm nhất định sẽ tìm được.

Nhưng tìm đâu? Quan Thị Lang đã leo lên khắp lầu son gác tía, qua khắp các cung điện và đường lối đi lại, gặp ai cũng hỏi, nhưng chẳng ai biết gì về chim hoạ mi cả.

Quan Thị Lang lại vào chầu hoàng đế:

- Tâu thánh thượng - Ngài nói - Có lẽ sách đã đánh lừa độc giả, xin bệ hạ đừng tin, đây chỉ là chuyện hoang đường.

Hoàng đế phán:

- Những sách ta xem là những sách của Hoàng đế Nhật Bản gửi tặng, lẽ nào lại là chuyện bịa đặt? Trẫm muốn được nghe chim hoạ mi hót ngay tối nay. Trẫm sẽ ban thưởng cho chim nhiều ân huệ. Nếu không đưa được hoạ mi đến thì cả triều đình sẽ bị phạt giẫm lên bụng sau khi ăn cơm no.

Quan Thị lang cúi chào Hoàng thượng ra về. Rồi ngài chạy tới chạy lui, leo lên leo xuống, khắp cả lầu son gác tía, vào khắp các phòng trong hoàng cung, sục sạo mọi ngõ ngách, một nửa triều thần cũng làm như thế, vì chẳng ai muốn chịu tội giẫm lên bụng. Rõ là một cuộc chạy đua loạn xạ để tìm một con chim cả thiên hạ biết tiếng chỉ trừ Hoàng đế và đình thần.

Cuối cùng họ vớ được một cô bé thị tì.

- Trời ơi! - Cô bé kêu lên - Con chim hoạ mi! Cháu biết! Nó hót hay lắm! Chiều nào mang cơm thừa cho mẹ đang ốm, lúc về mỏi chân đứng nghỉ trong rừng, cháu cũng được nghe nó hót. Những lúc ấy cháu thấy sung sướng đến chảy nước mắt như khi được mẹ cháu ôm hôn vậy.

Quan Thị lang nói như reo:

- Cháu bé ngoan lắm! Cháu hãy đưa ta đến chỗ hoạ mi đậu, ta sẽ ban cho cháu một chức vị ở trong nhà bếp và cho phép cháu được vào xem Hoàng đế ngự thiện. Cháu cần đi ngay vì tối nay đã phải đem chim đến hót cho Hoàng đế nghe.

Cả một nửa triều đình theo con bé thị tì vào rừng nơi có hoạ mi hót. Dọc đường bỗng nghe tiếng bò rống, một thị đồng reo lên: Hoạ mi đấy! Chim gì mà lớn tiếng thế! Hình như tôi đã được nghe ở đâu rồi!

Nữ tì nói:

- Không phải đâu! Bò rống đấy! Còn phải đi lâu mới tới!

Lúc sau lại có tiếng ì uôm của một con ễnh ương ở trong ao. Pháp tăng trong triều cũng đi theo đoàn reo lên:

- Hoạ mi đấy! Nghe sao mà thánh thót thế! Chưa bao giờ bần tăng được nghe một giọng chim hót hay như thế!

Nữ tì nói:

- Không phải đâu! Đấy là ễnh ương!

Đi thêm một quãng, thị tì bảo mọi người:

- Hãy im lặng mà nghe! Nó đấy! Hoạ mi đấy - Thị tì nói và chỉ một con chim nhỏ lông xám đang đậu trên một cành cây.

Quang Thị lang ngạc nhiên:

- Hoạ mi đấy à? Ta cứ tưởng nó đẹp kia chứ? Bộ lông nó trông tầm thường quá! Hay là trước mặt đông đủ quần thần nó sợ, tái sắc đi?

Thị tì cất tiếng gọi:

- Hoạ mi ơi! Hoàng đế muốn nghe hoạ mi hót đấy.

- Rất vui lòng! - Hoạ mi trả lời.

Và cất tiếng hót thánh thót mê hồn.

Quan thị lang khen:

- Nghe trong như những tiếng nhạc bằng pha lê. Cái cổ họng nó xinh xắn cứ phập phồng. Thế mà chưa bao giờ được nghe hoạ mi hót cũng tiếc thật. Vào hoàng cung chắc nó sẽ được triều đình và hoàng gia nhiệt liệt hoan nghênh.

Tưởng hoàng đế có mặt ở đấy, hoạ mi hỏi:

- Tôi có phải hót lần nữa cho thánh thượng nghe không?

Quan thị lang nói:

- Hoạ mi ơi! Người hãy theo chúng ta về cung hót cho Hoàng đế mê say.

- Giọng hót của tôi ở chốn rừng này, dưới vòm cây này, mới là hay nhất.

Hoạ mi nói thế, nhưng khi biết Hoàng đế muốn nó đến hót tại hoàng cung, nó cũng vui lòng đi theo.

Ở hoàng cung người ta đã chuẩn bị tiếp thật long trọng.
Hàng ngàn cây đèn bằng vàng sáng chói trên sân rồng và trên các bệ bằng sứ. Hàng hiên rực rỡ những chậu hoa hiếm thấy, chuông bạc ngân vang mỗi khi gió thoảng nhẹ.
Chính giữa đại diện, nơi Hoàng đế ngự có để sẵn một cành cây bằng vàng cho chim đến đậu. Văn võ bá quan tề tựu đông đủ; cả cô thị tì mới được phong chức đầu bếp, cũng được phép đến nấp nghe sau cánh cửa. Các quan đều mặc phẩm phục, chăm chú chiêm ngưỡng con chim màu xám đang líu lo trên cành vàng.

Hoạ mi hót hay đến nỗi Hoàng đế xúc động, sụt sùi, nước mắt giàn giụa. Người rất hài lòng, truyền đeo chiếc thẻ bà bằng vàng vào cổ chim để thưởng công. Nhưng hoạ mi khước từ nói:

- Như thế này là vinh dự cho tôi lắm rồi! Được thấy những giọt nước mắt của Hoàng đế nhỏ khi nghe tôi hót là một ân huệ lớn đối với tôi.

Hoạ mi lại cất tiếng hót êm đềm thấm thía như để tạ ơn.

Các bà phu nhân thì thào với nhau:

- Không còn gì tuyệt bằng.

Có bà còn ngậm tí nước vào miệng, khẽ lấy giọng ro ro trong cổ bắt chước tiếng chim. Trong bụng nghĩ cứ làm như thế giọng các bà sẽ biến thành giọng hoạ mi.

Ngay cả các nữ tì, thị vị, những người khách khó tính nhất cũng nhiệt liệt ca ngợi giọng hót của hoạ mi.

Như vậy hoạ mi được cả triều đình và hoàng gia ca ngợi.
Hoàng đế truyền ban cho hoạ mi một chiếc lồng sơn son treo trong cung, chim được phép ra ngoài mỗi ngày hai lần mỗi đêm một lần. Mỗi khi ra ngoài chim được mười hai quan hầu đi theo, mỗi người nâng một sợi tơ buộc vào chân chim. Kiểu du ngoạn như vậy, hoạ mi chẳng thích thú gì.
Cả kinh thành náo nức về con chim. Ai đẻ con cũng muốn đặt tên là hoạ mi, kể cả những đứa có giọng khàn khàn.
Một hôm Hoàng đế nhận được một gói gửi đến bên ngài đề hai chữ "Hoạ mi".

Hoàng đế mở gói, bụng nghĩ chắc lại là một quyển sách nói về chim Hoạ mi.

Nhưng không phải. Trong gói lại là một con hoạ mi nhân tạo, giống hệt con hoạ mi thật, mình, dát đầy kim cương, ngọc xanh ngọc đỏ. Hễ vặn máy chim lại hót lên như hoạ mi thật, cái đuôi vẫy vẫy óng ánh sợi vàng sợi bạc. Cổ chim hoạ mi đeo một cái vòng, trên khắc dòng chữ:

"Tôi là hoạ mi của Hoàng đế Nhật Bản, tôi chưa sánh được với Hoạ mi của hoàng đế Trung Hoa".

Cả triều đình reo lên:

- Tuyệt quá!

Hoàng đế phong cho người mang hoạ mi giả một chức vị cao và ban thưởng.

Triều thần có người bàn cho hai con chim cùng hót, để được nghe một bản song ca của hai con chim hoạ mi tuyệt diệu.

Người ta đã thử nhưng không được, vì con chim hoạ mi thật hót một kiểu riêng của nó, còn hoạ mi giả cứ hót theo nhịp ba.

Quan chưởng nhạc đã biện hộ cho hoạ mi máy nói rằng nó hót không sai đâu, rất đúng nhịp, tôi cũng thường dạy trên lớp như thế.

Nghe quan chưởng nhạc nói vậy, người ta bèn cho chim giả hót một mình. Nó hót rất hay, chẳng kém gì chim thật, lại đẹp nữa, lúc nó hót cứ lóng lánh như nạm kim cương.

Nó có thể hót thông luôn một lúc ba mươi lần mà vẫn hay, người nghe không thấy chán, vẫn cứ muốn nghe nữa.

Nhưng Hoàng đế truyền để chim thật hót một lúc.
Nhưng nhìn trước nhìn sau chẳng thấy chim thật. Thì ra trong lúc mọi người mải mê nghe chim giả hót thì chim thật đã bay về chốn rừng xanh.

Hoàng đế sửng sốt:

- Thế là thế nào?

Quần thần tỏ vẻ tức giận, kết tội chim vong ân bội nghĩa. Cũng có người an ủi như vậy còn là may vì còn giữ được con hay nhất.

Thế là chim giả lại phải hót, có một bài mà nó cứ hót đi hót lại đến mấy chục lần.

Quan chưởng nhạc hết lời ca tụng chim máy, quan quả quyết nó hơn hẳn chim thật, không chỉ vì nó có bộ lông đẹp mà chính vì tài nghệ của nó.

- Muôn tâu bệ hạ - quan chưởng nhạc trình lên Hoàng đế - với con chim thật, chẳng ai biết được nó sẽ hót bài gì; nhưng với con chim máy thì các bài hót được sắp xếp theo một trật tự nhất định, cứ mở máy các bài sẽ lần lượt hót lên. Cứ việc tháo máy ra, xem các bánh xe sắp đặt thế nào thì hiểu được cách chuyển động của máy và cách phát ra tiếng hót.

Mọi người tán thành ý kiến của quan chưởng nhạc.
Hoàng đế phán rằng phải để dân chúng được nghe chim máy hót, nên chủ nhật quan Chưởng nhạc đem chim máy cho dân chúng nghe.

Dân chúng được nghe hoạ mi hót, ai cũng tấm tắc khen, sau mỗi bài mọi người lại chỉ tay lên trời, lắc đầu kêu "ồ"!
Nhưng có một anh thuyền chài nghèo, đã nhiều lần được nghe hoạ mi hót, lại nói như thế này.

- Khá hay đấy! Khá giống hoạ mi thật đấy! Nhưng nghe như còn thiếu một cái gì ấy.

Vậy là chim thật đã ra khỏi hoàng cung; chim máy được đưa lên địa vị độc tôn.

Người ta đặt nó trên một đệm gấm, bên cạnh giường ngự, xung quanh xếp đầy những bội tinh, châu báu, vàng ngọc là những thứ chim được ban thưởng. Nó được hoàng đế phong cho chức tước cao quý. Về ngôi thứ lâm triều, chim được xếp hàng đầu, bên trái, là thứ bậc cao nhất triều đình.

Quang chưởng nhạc viết một pho sách mười lăm chương ca tụng chim hoạ mi máy, lời lẽ uyên bác, cao siêu. Ai đọc bộ sách ấy cũng gật gù tỏ ra thông hiểu, để khỏi mang tiếng dốt nát.

Sau một năm, Hoàng đế ,triều thần, và cả nước đều thuộc lòng những bài do chim máy hót. Người ta có thể đồng ca với chim. Từ Hoàng đế đến chú bé ngoài phố cũng biết hót.
Rõ thật là hay!

Nhưng một hôm, chim máy đang hót cho Hoàng đế nghe thì bỗng có tiêng kêu đánh sạch trong bụng chim. Dường như có cái gì bị gẫy, các bánh xe quay loạn xạ nghe xoàn xoạt, rồi chim ngừng hót.

Hoàng đế truyền gọi quan ngự y đến bắt mạch chữa cho chim. Nhưng quan ngự y từ chối vì không thuộc chuyên môn của người. Triều đình phải cho gọi một thợ chữa đồng hồ đến. Anh thợ đồng hồ tháo tung cỗ máy xem xét nói rằng các bánh xe mòn nhiều, không có đồ thay; chỉ có thể lắp lại dùng tạm, mỗi năm chỉ được cho chim hót một lần. Nghe tin thần dân cả nước bàng hoàng. Tiếng chim máy hót bây giờ nghe rèn rẹt, nhưng quan chưởng nhạc vẫn khăng khăng rằng tiếng chim máy hót vẫn du dương như trước.

Năm năm sau, nhân dân trong nước nghe một tin dữ. Hoàng đế muôn vàn kính yêu của họ lâm bệnh nặng, không cứu chữa được. Đình thần đã chọn người kế vị. Dân chúng nhớn nhác đến dinh quan thị lang hỏi thăm tin tức.

Hoàng đế tái ngắt, giá lạnh trong long sàng. Văn võ bá quan tưởng người đã băng hà rối rít, xun xoe quanh vị vua mới. Tróng khi đó thị vị và nữ tì vui chơi, thoả thích chuyện gẫu và uống nước chè.

Hoàng đế đáng thương đang hấp hối, người chỉ còn thoi thóp thở.

Cảm thấy có vật gì đè lên ngực, người mở mắt và nhìn thấy thần chết đang cười với người. Thần chết đã lột mũ miện của người, một tay cầm xạ kích một tay cầm hoàng kỳ. Từ các nếp màn che quanh long sàng ló ra những cái đầu lâu kỳ quái; có những cái trông gớm ghiếc, lại có những cái trông nhân từ. Đó là công đức và tội lỗi của Hoàng đế hiện về trong khi thần chết đè nặng lên trái tim người.

- Còn nhớ không? Nhà vua còn nhớ không?

Cái đầu lâu lần lượt hỏi tội nhà vua. Chúng kể ra không biết bao nhiêu là tội, khiến nhà vua toát hết cả mồ hôi và kêu lên:

- Nhưng ta đâu có biết những chuyện ấy?

Rồi ngài hô:
- Cử nhạc lên! Khua trống cái lên! Ta không muốn nghe những lời ma quái nữa!

Mặt ma vẫn cứ trơ trơ, còn thần chết thì vẫn lắc lư cái đầu.

Hoàng đế lại thét lên:

- Cử nhạc! Cử nhạc mau! Chim vàng thân yêu! Hãy hót đi! Hót lên! Ta sẽ ban thưởng cho người vàng bạc, châu báu và chiếc bài vàng. Hót lên! Hót lên đi!

Nhưng chẳng có ai vặn máy, nên chim cứ im lìm. Còn thần chết thì vẫn giương đôi mắt thao láo, trống hốc, nhìn chằm chằm Hoàng đế.

Giữa lúc đó, từ ngoài cửa sổ nổi lên tiếng hót tuyệt vời. Chim hoạ mi bé nhỏ đã từ rừng xanh bay về đậu trên cành cây ngoài vườn. Nghe tin Hoàng đế ốm nặng, chim đã bay về mang lại cho người nguồn sinh lực bằng tiếng hót của mình.

Tiếng hót của hoạ mi vang lên, bóng ma tan dần, máu lại lưu thông trong huyết quản của nhà vua. Thần chết cũng phải lặng đi trước tiếng hót của hoạ mi, rồi lại khuyến khích:

- Cứ hót đi! Hoạ mi! Cứ hót đi!

- Được! nhưng phải trao lại kiếm vàng và mũ miện cho Hoàng đế!

Sau mỗi bài hót của chim, thần chết lại trao trả một bảo vật. Chim tiếp tục hót, ca ngợi cảnh thanh bình nơi nghĩa trang đầy hoa thơm, cỏ lạ. Thần chết không cầm nỗi lòng mong muốn trở lại khu vườn của mình, đã hoá thành một đám mấy trắng bay qua cửa sổ và biến mất.

Hoàng đế reo lên:

- Cảm ơn chim! Cảm ơn chim yêu quí! Ta đã nhận ra hoạ mi rồi. Ta đã vô tình để chim ra khỏi hoàng cung, vậy mà chim vẫn quay về, lại giúp ta xua đuổi tà ma, cứu ta ra khỏi tay thần chết. Ơn ấy không bao giờ ta quên.

Hoạ mi đáp:

- Nhà vua ban thưởng cho chim nhiều rồi. Những giọt nước mắt, nhà vua nhỏ lần đầu tiên nghe chim hót, chim không bao giờ quên cảnh tượng ấy. Đối với một ca sĩ, không có vàng bạc châu báu nào quý giá bằng. Bây giờ xin Hoàng đế yên nghỉ để hoạ mi hót cho người nghe cho mau bình phục.
Rồi hoạ mi lại hót, hoàng đế lại thiếp đi trong giấc ngủ hồi sinh êm đềm.

Lúc ánh bình minh chiếu qua cửa sổ rọi tới long sàng, nhà vua tỉnh giấc trong người sảng khoái vô cùng. Chung quanh chẳng có ai đến hầu, vì họ yên trí vô nhà vua đã băng hà. Duy chỉ có hoạ mi vẫn một mình líu lo bên cạnh Hoàng đế.
Hoàng đế bảo chim:

- Từ nay hoa mi luôn ở bên ta để hót cho ta nghe, còn con chi giả ta sẽ đập tan thành trăm mảnh.

Hoạ mi vội can:

- Xin nhà vua đừng làm như vậy. Chim máy đã làm hết sức của nó, nên giữ nó lại. Còn tôi, tôi không quen sống trong hoàng cung. Xin nhà vua cho phép tôi về rừng, chiều chiều tôi sẽ bay lại đây, đậu trên cành cây, trước cửa sổ này để hót cho nhà vua nghe. Chim sẽ hót lên cuộc đời của những kẻ sung sướng nhưng cuộc đời cũng như cuộc đời của những người đau khổ. Chim sẽ hót lên những điều tốt cũng như những điều xấu người ta chung quanh nhà vua. Tiếng hót của hoạ mi bé nhỏ này sẽ lọt tới những người dân chài nghèo khổ, của những nông dân bần hàn, đến tận những nơi xa hoàng đế và triều đình. Hoạ mi kính trọng tấm lòng nhà vua hơn cả ngai vàng, mặc dầu ngai vàng là biểu hiện thiêng liêng.

Chim sẽ đến, sẽ hót, nhưng chỉ xin nhà vua một điều:

- Chim muốn xin gì trẫm cũng ban - nhà vua nói và đứng dậy ghi chặt thanh kiếm nạm ngọc quí vào ngực.

- Chim chỉ xin bệ hạ một điều là đừng nói cho bất cứ ai biết rằng bệ hạ có một con chim nhỏ đã tâu lên cho bệ hạ biết tất cả mọi điều. Như thế mọi việc sẽ êm đẹp.

Nói rồi chim cất cánh bay đi.

Lúc ấy triều thần bước vào. Họ yên trí hoàng đế đã băng hà. Nhưng mọi người sửng sốt thấy nhà vua đứng dậy quay về phía họ mà phán rằng:

- Chào các ngươi!

 
Read more…

Liễu Hạnh công chúa

12:25 AM |

Liễu Hạnh công chúa


Ngày xưa, vào năm Thiêu Hựu, đời Hậu Lê (1557) ở thôn An Thái, làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay, có một gia đình nhà họ Lệ Phu nhân Lê Thái Công mang thai gần đến kỳ sinh nở, mắc phải bệnh suy nhược, chỉ thích ăn toàn là hoa quả, không có thuốc men nào chữa khỏi.

Một hôm, có một vị đạo sĩ đến ra mắt, xin chữa bệnh cho phu nhân. Trước bàn thờ, người đạo sĩ này đọc mấy câu thần chú, rồi vứt chiếc búa ngọc xuống đất. Ông Lê Thái Công bỗng ngã ra bất tỉnh, rồi thấy mình được đưa lên Thiên Đình. Tại đây, Thái Công thấy mình dự một bữa tiệc lớn, do Ngọc Hoàng khoản đãi. Ông thấy Công Chúa Quỳnh Nương lỡ tay làm rơi chén ngọc, bị đày ải xuống trần gian.

Khi Thái Công tỉnh dậy, thì hay tin là phu nhân vừa hạ sinh được một cô con gái. Thái Công sung sướng đặt tên con là Giáng Tiên.

Lớn lên, Giáng Tiên càng xinh đẹp thêm, giỏi văn thơ, đánh đàn thổi sáo và soạn nhiều bài hát rất hay. Năm 18 tuổi, nàng kết duyên cùng Đào Lang, là con nuôi của một vị quan trí sĩ ở cùng làng.

3 năm sau, vào ngày mồng 3 tháng 3, Giáng Tiên đột ngột từ trần. Người ta nói nàng là tiên trở về thượng giới. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng thấy nàng chưa hết hạn đi đày, bắt nàng phải trở xuống thế gian. Lần này, nàng xuất hiện dưới lốt một vị nữ thần, đi theo là 2 ngọc nữ Quế Nương và Thị Nương. Theo lệnh thiên đình, 3 vị tiên nữ đã hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố Cát, tỉnh Thanh Hóa.

Ba nàng tiên đã lập chỗ trú ngụ giữa một nơi phong cảnh kỳ tú của nước Việt. Chẳng mấy chốc, cả vùng đều biết tiếng các vị tiên nữ, vì những phép linh ứng của 2 nàng. Dân chúng tỏ lòng biết ơn, đã xây một ngôi đền thờ cạnh núi, để thờ phượng. Đền thờ này được gọi là đền thờ Công Chúa Liễu Hạnh.

Công Chuá Liễu Hạnh thường hiển hiện ban phúc lành cho dân gian. Triều đình nghe danh tiếng, đã phong tặng nàng làm Thượng Đẳng Phúc Thần.

Vào cuối đời Lê, có một vị lão quan 80 tuổi, một hôm nằm mộng thấy Công Chúa Liễu Hạnh đi giữa 2000 tiên nữ theo hầu, mang đến cho ông một chiếu sắc của Ngọc Hoàng. Trong giấc mơ, ông thấy Công Chúa Liễu Hạnh lên xe mây, có nhiều cờ xí lộng lẫy trùng điệp dẫn đường, và thấy có vô số nhạc công đi theo. Người ta đoán rằng Công Chúa đã mãn kỳ hạn ở trần gian, nay đã trở về trời.

Trong thời gian còn ở Thanh Hóa, Công Chuá Liễu Hạnh đã ngao du khắp nước Việt, nhất là ở Lạng Sơn. Nàng thường hay lui tới các thắng cảnh ở Kinh Đô. Có lần, nàng đã giả dạng làm một cô hàng bán rượu ở Hồ Tây, để họa thơ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan cùng hai người bạn của ông họ Ngô và Lý.

Sau khi Liễu Hạnh về trời, hai tiên nữ Quế Nương và Thị Nương thường đứng ra làm trung gian cho dân chúng cầu xin đến Công Chúa. Dân gian tin tưởng Bà Chúa Liễu, lập đền thờ bà khá trọng thể ở Phủ Giầy, Nam Định, nơi nàng đầu thai. Dân cũng lập đền thờ Bà Chúa Liễu ở Phố Cát và Đền Sòng tại Thanh Hóa, nơi nàng xuống trần lần thứ hai.

Tại Hà Nội, có Đền Sùng Sơn ở đường Hàng Bột, thờ phượng bà Chúa Liễu. Hàng năm, đến ngày húy của Công Chúa Liễu Hạnh, người ta tưng bừng rước lễ, dân chúng đã đi trảy hội rất đông.

 Mục truyện cười : Truyện thiếu nhi

Read more…

ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN

12:20 AM |

ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN


truyen thieu nhi -ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim


Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở.. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.
Read more…

Gấu, Sư tử và Cáo

12:17 AM |

Gấu, Sư tử và Cáo


truyen thieu nhi - su tu gau va cao

Hươu non bị chết tươi vì ăn phải bã độc.

Sư tử và Gấu nhìn thấy xác Hươu liền tranh nhau miếng mồi. Hai con mãi đánh nhau nên không thấy Cáo cũng mò đến. Lợi dụng lúc Sư tử và Gấu không chú ý tới mình, Cáo tha Hươu vào bụi ăn một bữa no rồi ngấm độc ngã lăn ra chết.

Vật nhau một hồi, Sư tử và Gấu không thấy Hươu đâu nữa liền buông nhau đi tìm mới thấy Cáo chết vì thịt Hươu nhiễm độc. Sư tử và Gấu lúc đó mới bảo nhau rằng:

- Đáng đời cho con Cáo láu lỉnh và tham lam kia, nhờ nó mà hai ta khỏi chết.
Read more…

Chuyện hai con ngựa

12:11 AM |

truyen thieu nhi -  hai con ngua

Ngựa Cái ngày đêm không làm lụng gì hết và chỉ tha thẩn trên cánh đồng, còn Ngựa Đực đêm đêm mới được thả đi ăn, ban ngày phải cày đất. Thấy vậy Ngựa Cái mới bảo Ngựa Đực:

- Anh việc gì phải kéo cày? Giá tôi ở địa vị anh thì tôi không có chịu. Chủ mà lấy roi quật tôi, tôi sẽ tung vó đá lại.

Sang ngày hôm sau, Ngựa Đực bèn nghe lời Ngựa Cái. Bác nông dân thấy Ngựa Đực trở nên ương bướng, bèn đóng Ngựa Cái vào vai cày.

Xúi giục kẻ khác làm bậy trước tiên làm hại chính mình.
Read more…

Trò đùa của nhền nhện

12:07 AM |
Trò đùa của nhền nhện



 

Một con Khỉ được mời tới nhà vị hôn thê chơi, nó vui vẻ mời cả bạn Nhện Tây Ðạt cùng đi. Khỉ ta rất ưa bóng bẩy, trước khi đí nó đeo một đôi mắt giả vừa to vừa sáng vào.

Tây Ðạt xưa nay quen thói đố kị. Nó thấy Khỉ bảnh bao thế lòng đố kị bùng lên. Nó quyết định tìm mọi cơ hội phá Khỉ.

Vị hôn thê của Khỉ thấy có hai khách quí đến chơi vô cùng phấn khởi, cô ta nhanh nhảu đi làm cơm. Khi đó Khỉ ta ngồi cạnh lò lửa. Nhân lúc không ai để ý Nhện bèn vứt lén một quả ớt xanh vào lò. Lập tức ai nấy họng ngứa mũi cay, nước mắt giàn giụa. Vì Khỉ vừa mới đeo mắt giả nên nó rất đau nhức. Nó lấy tay dụi mắt. Thế là đôi mắt giả rơi ra.

Vị hôn thê của Khỉ nhìn thấy tỏ ra rất tức giận. Cô ta trách móc Khỉ giả dối, lừa đảo và xé tan tờ hôn ước.

Ðến khi Khỉ biết được rằng đó là do anh chàng Nhện bày trò nó tức điên lên hầm hầm giẫm Nhện nát bét.
Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta : Ðừng bao giờ kết bạn với những kẻ chuyên đố kị, ghen ghét người khác.
Read more…