Ngày xưa có một người đàn ông góa vợ và một người đàn bà góa chồng.
Người đàn ông có một con gái, người đàn bà cũng có một con gái. Hai đứa
bé quen nhau thường rủ nhau đi chơi rồi về nhà người đàn bà góa. Bác ta
bảo đứa con gái người đàn ông:
- Này cháu ạ, cháu về bảo bố là bác muốn lấy bố. Như thế, thì rồi sáng
nào cháu cũng được rửa mặt bằng sữa và uống rượu vang, con bác thì chỉ
rửa mặt bằng nước lã và uống nước lã thôi.
Cô gái về nhà kể lại cho bố nghe. Người đàn ông nghĩ bụng:
- Không biết nên làm thế nào đây nhỉ! Lấy vợ thì sướng đấy và cũng khổ đấy.
Sau cùng, bác phân vân không biết nên quyết định thế nào, liền tháo một chiếc ủng ra bảo con:
- Con cầm lấy chiếc giầy ủng này. Ở đế có một cái lỗ thủng. Con đem lên
buồng xép trên gác treo lên đinh to rồi đổ nước vào. nếu giầy giữ được
nước thì bố lại cưới vợ, nếu nước chảy thì thôi.
Cô gái làm theo lời bố dặn. Nước làm cho da căng lấy kín chỗ thủng, giầy
đầy nước. Cô đến bảo cho bố biết việc xảy ra. Bố bèn đích thân đến,
thấy đúng thế. Bác liền đến nhà bà góa hỏi làm vợ. Lễ cưới được tổ chức.
Sáng hôm sau, khi hai cô dậy thì trước mặt cô con riêng người đàn ông đã
có sữa để rửa mặt và rượu vang để uống, còn trước mặt cô con riêng
người đàn bà thì chỉ có nước lã. Sáng ngày thứ hai, trước mặt cô con
riêng của người đàn ông cũng như cô con riêng của người đàn bà đều có
nước lã để rửa mặt và nước lã để uống. Sang đến ngày thứ ba, trước mặt
cô con riêng của người đàn ông có nước lã để rửa mặt và nước lã để uống.
Còn trước mặt cô con gái người
đàn bà có sữa để rửa mặt và rượu vang để uống, và cứ thế tiếp mãi.
Người đàn bà ghét cay ghét đắng con chồng, chỉ tìm cách hành hạ nó mỗi
ngày một thêm khổ sở. Mụ lại đố kỵ vì con chồng thì xinh đẹp, dễ thương,
con gái mụ thì xấu xa ghê tởm.
Một hôm mùa rét, tiết trời băng giá, tuyết phủ đầy núi và thung lũng, mụ làm một chiếc áo bằng giấy, gọi con chồng lại bảo:
- Mày mặc chiếc áo này mà vào rừng hái cho tao một rổ dâu đầy, tao thèm dâu lắm.
Cô gái đáp:
- Trơi ơi, mùa đông làm gì có dâu! Đất giá lạnh, tuyết phủ hết. Mà sao
lại bắt con mặc áo giấy mà đi? Ở ngoài rét, hơi thở giá lạnh. Gió thổi
như cắt da, buốt như gai đâm vào thịt.
Mẹ ghẻ bảo:
- À, mày lại cãi tao à? Muốn sống thì đi ngay có lấy được đầy rổ dâu thì hãy vác mặt về.
Rồi mụ đưa cho cô một mẩu bánh mì rắn mà bảo:
- Ăn cả ngay đấy nhé!
Mụ nghĩ bụng, con chồng ra ngoài sẽ bị chết vì đói rét, thế là rảnh mắt mụ mãi mãi.
Cô gái vâng lời, mặc áo giấy vào, mang rổ ra đi. Tuyết phủ mênh mông.
Không nhìn thấy một gốc cây xanh nhỏ. Cô vào rừng thấy một ngôi nhà nhỏ,
có ba người lùn đứng trông ra. Cô khẽ gõ và cửa chào họ. Họ bảo cô vào.
Cô vào buồng, ngồi bên chiếc ghế dài bên lò sưởi. Cô định sưởi và ăn
sáng. Những người lùn bảo:
- Cho bọn tôi xin một tí.
Cô vui lòng chia mẩu bánh mì làm hai, cho họ một nửa. Họ hỏi cô:
- Trời mùa đông thế này, cô mặc chiếc áo mỏng manh vào rừng làm gì?
Cô đáp:
- Trời ơi, tôi phải hái cho được một rổ dâu đây, có lấy được thì mới dám về nhà.
Cô ăn xong bánh, họ đưa cho cô một cái chổi mà bảo:
- Cô cầm ra chỗ cửa sau mà quét sạch tuyết đi.
Khi cô ra ngoài rồi, ba người lùn bảo nhau:
- Cô ấy ngoan và tốt bụng quá, chia bánh cho chúng ta, vậy thì nên cho cô ấy cái gì nhỉ?
Người thứ nhất nói:
- Tôi ban cho cô ấy sắc đẹp ngày một lộng lẫy hơn.
Người thứ hai nói:
- Tôi ban cho cô ấy điều này: Cứ nói một tiếng thì một đồng tiền vàng ở miệng rơi ra.
Người thứ ba nói:
- Tôi ban cho cô ấy điều này: Một ông vua sẽ đến lấy cô làm vợ.
Cô bé làm theo lời mấy người lùn. Cô đem chổi ra sau ngôi nhà nhỏ quét
tuyết. Các bạn có biết cô bé thấy gì không? Toàn dâu chín là dâu chín;
dâu hiện ra đỏ thắm trên nền tuyết trắng. Cô mừng rỡ nhặt đầy rổ. Rồi cô
cảm ơn những người lùn, bắt tay chào từng người rồi chạy về nhà đưa cho
dì ghẻ thứ mà bà hạch. Cô bước vào, vừa mở mồm ra thì một đồng tiền rơi
ra ở miệng. Cô liền kể lại việc xảy ra trong rừng; cứ nói một tiếng là
có một đồng tiền vàng rơi ở miệng ra, chẳng mấy chốc mà phòng đầy tiền
vàng. Cô em con dì ghẻ kêu lên:
- Kìa trông có kẻ làm cao, vứt tiền như rác kìa!
Trong thâm tâm, cô ta ghen ghét, nên cũng muốn vào rừng tìm dâu. Mẹ bảo:
- Không được đâu, con gái nhỏ yêu dấu của mẹ ạ! Trời rét lắm. Con của mẹ đến chết rét mất.
Nhưng cô không để cho mẹ được yên, nên cuối cùng mẹ cũng phải chịu may
cho cô một chiếc áo lộng lẫy để cô mặc, đưa cho cô bánh mì bơ và bánh
ngọt đem theo đi ăn đường.
Cô vào rừng, đến đúng ngôi nhà nhỏ. Ba người lùn cũng đang đứng trông
ra. Nhưng cô không buồn quay lại nhìn họ, cũng chẳng buồn chào hỏi họ,
cứ thế lật đật bước vào phòng, ngồi bên lò sưởi lấy bánh mì bơ và bánh
ngọt ra ăn. Những người lùn hỏi cô:
- Cho chúng tôi ăn một tí nào.
Cô đáp:
- Mình tôi ăn còn chẳng đủ còn đâu mà chia cho người khác.
Cô ăn xong. Họ bảo:
- Đây có cái chổi, cô cầm lấy ra quét sạch đằng sau nhà.
Cô đáp :
- Úi chà, tôi có là đầy tớ của các người đâu.
Cô thấy họ chẳng định cho cô gì cả liền đi ra cửa. Những người lùn bàn nhau:
- Con bé này hư, độc ác, đố kỵ, ai có gì cũng ghen, ta cho nó gì đây?
Người thứ nhất bảo:
- Tôi cho nó điều này: Mỗi ngày một xấu thêm.
Người thứ hai nói:
- Tôi cho nó điều này: Cứ nói mỗi một tiếng là một con cóc nhảy ở mồm ra.
Người thứ ba nói:
- Tôi muốn nó chết bất đắc kỳ tử.
Cô gái ra ngoài tìm dâu, nhưng chẳng được quả nào, càu nhàu đi về. Cô
vừa mở mồm định kể lại cho mẹ chuyện xảy ra trong rừng thì nói mỗi tiếng
là có một con cóc nhẩy ở miệng ra, khiến mọi người ghê tởm.
Dì ghẻ càng tức giận hơn nữa, chỉ tìm cách làm cho đứa con riêng của chồng, đang mỗi ngày một đẹp hơn, đau đớn ê chề.
Mụ lấy một cái nồi bắc lên lửa để luộc sợi. Luộc xong, mụ buộc sợi lên
vai cô gái đáng thương, đưa cho cô một chiếc rìu, bắt cô ra sông đã đóng
băng đào một cái lỗ để chuốt sợi. Cô ngoan ngoãn vâng lời, đi đào một
cái lỗ trong đám băng. Cô đang mải cuốc thì có một cỗ xe đẹp lộng lẫy
chạy đến, trong có vua ngồi. Xe ngừng lại, vua hỏi:
- Em ơi, em là ai, làm gì ở đây?
- Tâu bệ hạ, em là một cô gái nghèo khổ đang chuốt sợi.
Nhà vua động lòng thương, thấy cô đẹp quá, liền bảo:
- Em có muốn lên xe cùng đi với ta không?
Cô đáp là cô rất vui lòng, vì cô mừng là được đi rảnh mắt mẹ ghẻ và con gái mụ. Cô liền lên xe đi với vua.
Đến cung điện, lễ cưới được tổ chức linh đình, theo đúng lời ban của
những người lùn. Hơn một năm sau, bà hoàng hậu trẻ tuổi sinh ra được một
đứa con trai. Mẹ ghẻ được tin ấy cùng với con đi đến cung điện, giả vờ
thăm hỏi. Nhưng vua vừa đi khỏi, không có ai ở đấy, mụ đàn bà độc ác nắm
lấy đầu hoàng hậu, còn con mụ hắn nắm lấy chân bà, chúng vứt bà qua cửa
sổ xuống dòng nước chảy cạnh đó. Đứa con gái xấu xí của mụ nằm vào chỗ
bà hoàng hậu ở giường, mụ già trùm khăn kín đầu nó. Khi vua về định nói
với vợ thì mụ kêu lên:
- Bệ hạ hãy gượm đã, bây giờ chưa được đâu. Hoàng hậu đương ra mồ hôi
như tắm, bệ hạ hãy để cho hoàng hậu nghỉ yên ngày hôm nay.
Vua không ngờ có chuyện ác gì nên mãi sớm hôm sau mới lại đến. Vua định
nói chuyện với vợ. Hoàng hậu giả cứ vừa trả lời thì cứ mỗi một tiếng là
có một con cóc chứ không phải một đồng tiền vàng ở trong miệng ra. Vua
hỏi sao vậy thì mụ già bảo đó là tại mồ hôi đổ ra nhiều quá, nhưng rồi
sẽ hết thôi.
Nhưng đến đêm, gã phụ bếp thấy một con vịt bơi qua đường cống vào nói:
- Nhà vua làm gì thế?
Không ai trả lời, vịt lại nói:
- Khách khứa của ta làm gì thế?
Gã phụ bếp lên tiếng đáp:
- Họ ngủ say cả.
Vịt lại hỏi:
- Con nhỏ ta làm gì?
Gã đáp:
- Đang ngủ say trong nôi.
Vịt liền hiện nguyên hình thành bà hoàng hậu cho con bú, rũ chiếc giường
nhỏ của nó, đắp chăn cho nó, rồi lại biến thành vịt bơi qua cống mà đi.
Bà đến ba đêm nữa. Đêm thứ ba, bà bảo gã phụ bếp:
- Ngươi đi tâu vua mang gươm đến vung ba lần trên đầu ta ở ngưỡng cửa.
Gã phụ bếp chạy đi bảo vua. Vua mang gươm lại vung trên đầu bóng ma
hoàng hậu ba lần. Đến lần thứ ba, vợ vua hiện ra trước mặt, vui tươi,
khỏe mạnh hơn lúc nào hết. Vua mừng lắm, nhưng giấu hoàng hậu trong một
phòng, mãi đến hôm chủ nhật, đứa bé làm phép rửa tội. Lễ rửa tội xong,
vua bảo:
- Một kẻ khiêng người khác ra khỏi giường, ném xuống nước thì đáng tội gì?
Mụ già đáp:
- Tốt nhất là bỏ tên côn đồ ấy vào một cái thùng cho lăn từ trên núi xuống.
Vua phán:
- Ngươi đã tự kết án đó.
Vua sai đi lấy một chiếc thùng, bỏ mẹ con mụ vào đóng lại, thả từ trên núi cho lăn xuống. Thế là xong đời hai mẹ con độc ác.
Xin chào các bạn !
Mình là TT. Một thành viên của CLB ABC Hà Nội
Rất vui khi các bạn ghé thăm blog của mình. Blog này tổng hợp các thể loại truyện cười,truyện thiếu nhi .Mỗi ngày mang đến cho các bạn một câu chuyện thú vị hay và bổ ích nhất.
Rất mong sự quan tâm đóng góp của các bạn.
thân ái.
Tự dưng tìm thấy mấy đoạn văn hay. Truyện thiếu nhi hay hài ước buồn cười vỡ bụng.
Đề: Tả cái cặp đi học. Bố em
mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái
cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!
Đề: Tả về ông bà nội. Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi
Đề: Tả cây bắp cải. Nhà em có cây bắp cải rất to, cứ mỗi chiều hai chị em em trèo lên cây bắp cải chơi.
Đề: Tả ông nội. Nhà em
có nuôi một ông nội từ 80 năm nay. Tuy ông già nhưng rất ít khi ngủ vì
bị lao phổi, ho suốt cả đêm. Vì vậy nhà em suốt mấy chục năm nay không
bị mất trộm vì chúng tưởng trong nhà em lúc nào cũng có người còn thức.
Đề: Tả bữa ăn đầm ấm của gia đình. Nồi lẩu
sôi sùng sục như núi lửa sắp phun trào. Em nhìn thẳng nồi, há hốc mồm
như để hít hết hương thơm của nồi lẩu. Anh em nói trêu: "Cắm đầu vào đấy
thì hết ăn!". Cả nhà cười hì hì.
Đề: Kể lại truyện "Thánh Gióng" ...Đến chân núi Sóc Sơn, Thánh Gióng cởi hết quần áo, rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời.
Đề: Tả ngôi nhà của em. Nhà em ở gần một con rạch, mỗi khi gần tối muỗi đông như quân Nguyên tràn vào nhà em vui như hội.
Đề: Tả người khách tới chơi nhà. Trong
số những vị khách tới nhà, em nhớ nhất cụ ăn xin chiều qua. Cụ cao
khoảng một mét tám mươi, tóc trắng như cước, da đỏ au au, tai to, mắt
sáng như sao. Mẹ em hỏi cụ quê ở đâu, sao phải đi ăn xin cho khổ, cụ trả
lời quê cụ bị bão lớn mất mùa, nên cả nhà phải chia nhau đi xin ăn trên
toàn quốc. Mẹ em biếu cụ bò gạo và 5 nghìn, cụ cảm ơn, cười giòn tan và
nhìn em trìu mến.
Đề: Tả con đường đến trường. Nhà em ở ngay phía sau trường học nên hàng ngày em đến trường bằng cách leo qua bức tường rào phía sau trường cho nhanh.
Đề: Tả con gà trống. Gà
trống nhà em màu đỏ chót, nó lực lưỡng như một bác nông dân, chân to,
chắc, khoẻ, móng đen chùi chũi, cựa dài nhọn hoắt như cây đinh ba đi soi
ếch. Mỗi khi ăn no nó thường vươn vai cục tác rồi leo tót lên lưng một
con gà mái.
Đề: Tả buổi sớm ở xóm, thôn, nơi em ở. Nơi em ở
toàn người đi làm thuê làm mướn nên chả có gì để tả. Ngày nào cũng vậy
cứ sáng ra là mọi người dậy thật sớm để đi làm thuê. Hôm nào mưa thì mọi
người phải ở nhà, thế là chết đói.
Đề: Tả ông nội của em. Nhà em
có nuôi một ông nội. Ông không có răng. Sáng sáng mẹ em cho ông nội ăn.
Trưa trưa ba em cho ông nội ăn. Hôm nào không có ba và mẹ ở nhà thì ông
nhịn đói.
Chuyện
cổ của người Dao kể rằng, xưa kia có một ông vua sinh được ba người con
gái xinh đẹp. Có nhiều quan võ đến xin làm rễ. Nhưng người nào cũng
không được các cô ưng thuận. Một hôm vua gọi ba người con gái lại và
phán rằng:
-Trong triều, quan tài tướng giỏi có nhiều nhưng ai hỏi các con cũng
không chịu lấy. Từ nay cha để các con tùy ý kén chọn, thuận ai thì lấy
người ấy làm chồng.
Ba cô vâng lời, mỗi người đóng một cái mảng, chở xuôi theo dòng sông, đi kén chồng.
Nàng Cả đi được một quãng thì gặp một chàng trai đứng ở bờ sông, vẫy tay gọi mình:
- Nàng chở máng kia ơi, ghé vào cho tôi sang nhờ với!
Thấy người ấy đen đủi, đen thui, xấu xí. nàng Cả bĩu môi:
- Ôi chao! Xấu xí thế, ai thèm chở.
Nói đoạn, đi thẳng.
Nàng Hai chở máng tới nơi, chàng trai lại gọi:
- Nàng chở máng kia ơi, ghé vào cho tôi sang nhờ với!
Nàng Hai nhăn mặt:
- Xấu xí thế, ai thèm chở.
Đến lượt nàng Ba. Mảng vừa trôi tới, chàng trai cũng cất tiếng xin chở
giùm. Nàng Ba vui vẻ ghé mảng vào bờ, mời người đó lên. Chàng trai vừa
bước lên mảng, bổng biến thành con cọp vằn ngồi chiễm chệ đằng trước.
Nàng Ba vẫn vui vẻ. Nhưng nàng ra sức khỏa nước nhưng thuyền vẫn đứng
yên, không nhúc nhích.
Nàng Cả và nàng Hai xuôi mảng, mỗi nàng tìm được một người chồng xinh
đẹp, thích lắm, ngược sông trở về. Tới chổ cũ, hai nàng thấy em mình
loay hoay giữa dòng, trên mảnh lại có con cọp ngồi chồm chổm, bèn chế
nhạo:
- Chồng người không lấy, quanh quẩn ở đây lấy chồng cọp à?
Hai người chị vừa nói, vừa gắng hết sức chở chồng đẹp về nhà. Tiếng nói
vừa dứt, thì mảng của nàng Ba tự nhiên rời bến, bơi vượt lên trên, lướt
vun vút như có cánh bay.
Về đến nhà hai người chị vào cung tâu với vua cha:
- Hai chúng con xuôi mảng, kén được chồng đẹp, còn em Ba ngại đi xa, nên lấy ngay phải chồng cọp rồi!
Vua nói:
- Cha đã cho các con tự ý đi tìm chồng, ưng thuận ai thì lấy người ấy. Nay nàng Ba đã lấy phải cọp, thi cọp cũng là chồng.
Hai nàng cười lui ra.
Một hôm, vua gọi ba rễ vào bảo:
- Trâu, ngựa, bò, lợn ta thả ở trong rừng. Rể nào lùa được chúng vào
chuồng mình, rể đó là người làm ăn giỏi, ta sẽ thưởng cho số gia súc đó.
Hai chàng rể xinh đẹp sai gia nhân vào rừng làm mỗi người một cái chuồng
thật đẹp rồi đi vào rừng. Hai chàng ngợp mắt trước đàn gia súc của nhà
vua, nhưnh không biết cách nào lùa chúng vào về chuồng mình. Họ vác gậy
hò hét, rượt đuổi. Nhưng hai chàng đuổi ở đầu núi này, thì đàn gia súc
chạy sang núi nọ, toát mồ hôi mà vẫn không lùa chúng về được.
Trong khi đó rể Cọp, hì hục vác gỗ to cọc lớnm quây một vùng đất rộng
làm chuồng. Hàng rào của chàng tuy xấu nhưng chắc chắnm bên trong lại
rộng. Chiều tối, khi hai người anh đã mệt lữ, Cọp mới lững thững bước đi
vào rừng. Lạ thay, vừa trông thấy cọp, tất cả trâu, bò, ngựa, lợn của
nhà vua ngoan ngoãn theo chàng về nhà.
Thấy vậy, hai chàng rể chạy về tâu vua:
- Hai chúng con có chuồng đẹp, chẳng biết sao đàn gia súc không một con
nào chạy vào đó cả. Trâu, bò, ngựa, lợn đi vào chuồng xấu xí trơ trọi
của em rể Cọp hết rồi.
Nàng Cả, nàng Hai tức tối:
- Trâu, bò, ngựa, lợn không được thì thôi, chồng đẹp mới quý!
Vui nói:
- Rể Cọp làm ăn giỏi xứng đáng lấy được nàng Ba.
Từ đó, vua rất quý Cọp.
Đến ngày sinh của vua cha, rể cọp bảo vợ:
- Hôm nay là ngày sinh của vua cha, để tôi đi lấy ít cá về làm cơm cho cha ăn.
Hai chàng rể người thấy Cọp đi lấy cá cũng đi theo. Ra đến suối, cả ba
chung nhau một cái chài. Hai người anh tranh lấy chài, đòi quăng chài
trước. Nhưng họ sợ ướt quần áo đẹp, chỉ lội quanh quẩn ở chổ nước nông
nên không được lấy một con cá nhỏ. Họ bèn đưa chài cho Cọp và bảo:
- Chú Cọp làm ăn giỏi, hãy quăng thừ xem có được nhiều cá không?
Cọp xách chài lội ra chỗ vực sâu, lấy cành cây vỗ vỗ vào mặt nước dồn cá
vào một chỗ rồi quăng tỏa chài xuống đó. Một lát, Cọp kéo chài lên, bắt
được vô khối cá. Cọp quăng liền mấy tay chài, được một mẻ cá đầym gánh
về cho vợm dặn:
- Mình đem cá này làm cơm mời vua cha. Tôi có việc đi vài ba ngày. Khi nào thấy mưa to gió lớn là tôi về đấy.
Nói xong, rể Cọp chạy ra bờ sông, nhảy tùm xuống nước biến mất.
Hai chàng rể kia thấy vậym hớt hải chạy về báo với vua cha:
- Rể Cọp ngã xuống sông chết rồi.
Vua thương tiếc cọp lắm.
Còn rể Cọp, sau khi xuống nước , chàng trút lốt da trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, mặc quần áo đẹp, lên ngựa về nhà.
Lúc ấy, trời mưa to gió lớn, sấm chơp đùng đùng. Mọi người thấy một
chàng trai da trắng, cưỡi con ngựa từ xa đi lài. Biết là chồng mình,
nàng Ba vui mừng chạy ra đón. Bấy giờ mọi người biết đó là Cọp, vô cùng
kinh ngạc. Ai cũng trầm trồ ngắm nghía. Riêng hai người chị vừa tức vừa
xấu hổ.
Chàng Cọp đón vợ về nhà. Khi hai vợ chồng vừa đến nơi, căn nhà bỗng biến
thành một toà nhà nguy nga tráng lệ, xung quanh có vườn, có ao, co
nương, co ruộng. Hai vợ chồng Cọp ở khi nhà ấy, ngày ngày cùng nhau làm
rương phát rẫy, sống cuộc đời đầm ấm, hạnh phúc. Họ nuôi được nhiều
trâu, bò, ngựa, lợn. Đến mùa thì thóc lúa đầy vựa, đầy bồ.
Còn hai cô chị, tuy lấy chồng đẹp nhưng lại là những anh chàng lười nhác, chẳng làm được tích sự gì.
Tuyển tập truyện cổ tích VN.Mời các bạn đón đọc tập truyện thiếu nhi "Ông tướng gầy "
Thuở xưa có
một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh
cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới
vừa sức. Cây gỗ to bằng thân người, anh chỉ đẵn bốn nhát là xong; còn
những cây cổ thụ to bằng bánh xe trâu, bằng cái nong, cái nia, anh chặt
một ngày cũng được vài mươi khúc. Tính ra số gỗ anh đẵn được, từ ngày
mới biết vác rìu vào rừng đến giờ, cũng đủ dựng nhà cho ba làng, bảy
xóm, chín mười ngôi đền, ngôi miếu. Nhưng ngôi nhà vợ chồng anh thì chỉ
vừa lọt cái giường, chiếc chiếu. Ngôi nhà thấp đến nỗi anh ra vào thì
đầu đụng nóc, vai chạm kèo. Vì nhà anh quá nghèo, vợ lại hay ốm đau, nên
đẵn được bao nhiêu gỗ anh đều phải bán rẻ mới kịp mua thuốc cho vợ, mua
gạo cho mình. Vì vậy người vợ thường phàn nàn:
- Mình có đốn hết gỗ trong rừng cũng chẳng “đủ” làm một cái nhà ba gian.
Người thợ rừng cũng biết đời mình không sao tránh khỏi điều vợ lo. Nhưng
không có cách nào thoát được cảnh bữa sáng lo bữa chiều. Lúc vợ có chửa
được bảy tháng, anh thợ rừng đi đốn gỗ về đóng cho vợ một cái giường.
Cây gỗ không to, anh mới chặt ba nhát búa mà nó đã chuyển mình sắp ngã.
Không may, một luồng gió thổi đến rất mạnh, cây gỗ ngã trái chiều. Anh
thợ rừng tránh không kịp, bị gỗ đè gẫy cả hai tay. Thế là mọi việc đều
đổ lên đầu người vợ ốm, đang có mang. Chị chạy khắp đầu làng cuối xóm
vay mượn về nuôi chồng. Nhưng bạn nghèo thì không có, còn người có của
thì chẳng thương người nghèo. Vợ người thờ rừng phải ra sông bắt hến
nuôi chồng bữa cháo bữa rau. Nước sông khá sâu, chị phải ngâm mình dướin
nước cả ngày mới bắt được một bữa hến.
Một hôm, trời mưa trên nguồn rất lớn, chị đang lăn ngụp giữa sông thị
nước nguồn về cuốn chị đi. May sao, chị vớ được một cây chuối lở gốc
trôi giữa dòng mới thoát chết, nhưng về đến nhà thì chị đẻ. Nhà anh thợ
rừng càng khổ cực hơn, chồng không làm gì được, vợ ốm nặng, đức con trai
đẻ thiếu tháng không lúc nào được bú no sữa mẹ. Thằng bé không chết
nhưng càng lớn càng gầy còm; mãi đến năm mười bảy tuổi mà người khẳng
khiu như cái gậy, xương bọc da, đầu gối to hơn bắp đùi. Khi ngồi đầu gối
cao quá vai, tóc trên đầu thưa như lông chân, người lùng nhùng, khi đã
ngồi xuống rồi thì không muốn đứng lên. Vợ chồng anh thợ rừng thương
con, nên dù nhà nghèo nhưng không bắt con làm gì. Họ đặt tên cho con là
Gầy.
Một hôm, Gầy cầm cần câu ra sân ngồi dưới một gốc cây sung câu cá. Gặp
hôm cá cắn, mới ngồi chưa nóng chỗ mà em đã câu được mấy con cá to. Đói
ăn đã lâu, thấy mấy con cá tươi ngon, em liền lấy củi nhóm lửa tại gốc
sung nướng cá ăn. Lúc ấy mặt trời lên được nửa buổi, gió thổi mạnh hắt
bóng ngọn lửa xuống dòng sông, một con cá con ở dưới nước vọt lên nhìn,
bị con chim bói cá rình trên cây đớp được. Sẵn củi để bên, Gầy ném con
chim; con chim bay vù đi thả con cá rơi lại xuống sông.
Sáng hôm sau, em lại cầm cần ra chỗ cũ ngồi câu cá, nhưng vừa đến đã
thấy ai bày sẵn dưới gốc cây một con cá nướng to bằng bắp chân và một rá
cơm trắng. Mùi cá tươi, cơm nóng thơm nức mũi, tuy chẳng biết là của
ai, nhưng từ bé đến giờ chưa bữa nào được ăn ngon như thế, nên Gầy quên
câu, ngồi sà xuống ăn một mạch hết con cá nướng và rá cơm. Ăn xong, em
vốc nước lên uống thì nghe tiếng người giữa sông nói lên:
- Người đã ăn hết cơm hết cá, vậy là ta đã trả được ơn...
Gầy ngơ ngác nhìn ra thì thấy một việc kì lạ - một vật nửa trên là người, nửa dưới là cá nhô lên khỏi mặt nước giữa sông và nói:
- Ta là Thuỷ thần. Hôm qua con ta đi chơi trông thấy ngọn lửa chiếu
xuống, nó nhảy lên xem thì bị loài chim dữ bắt được. Nhờ có ngươi đánh
con chim dữ ấy, con ta mới thoát chết. Nay ta đền ơn... người cứ lên
khỏi đây sẽ biết.
Em Gầy lóp ngóp chạy lên bờ, đầu chạm phải gốc sung, gốc sung vẹo sang
một bên. Một sức mạnh kì lạ đã làm cho em Gầy khoẻ lên vạn lần. Em béo
lên, thịt căng ra, mắt sáng, tay chân cứng bóp không lún, tóc dày và
cứng như rễ tre. Em gầy chạy một mạch về nhà. Vui mừng qua, em nhảy múa
reo hò, rồi vớ lấy cái rìu của cha chém đông, chém tây, chém tả, chém
hữu. Chiếc rìu nặng thế mà em cầm nhẹ như chiếc đũa bếp. Cái rìu của cha
đối với em bây giờ bé nhỏ quá rồi. Nên em phải rèn một cái lưỡi rìu to
bằng bốn bàn tay xoè thì mới vừa tay. Thế rồi, hàng ngày Gầy vác rìu vào
rừng đẵn gỗ để nuôi cha mẹ.
Năm ấy nhà vua xây dựng nhiều cung điện. Vua thuê rất nhiều thợ rừng đi
đốn gỗ. Gầy xin nhập bọn thợ. Với sức khoẻ và lưỡi rìu to ấy, mỗi ngày
em đẵn không biết là bao nhiêu gỗ lim, gỗ trác, gỗ mun, cây nào cũng to
như cái nong, cái nia. Nhưng thấy Gầy ít tuổi, bọn thợ rừng bắt nạt,
chúng ngồi chơi, hoặc chui vào bóng râm ngủ một ngày, rồi lấy gỗ của Gầy
bán được đem chia nhau, chỉ cho Gầy một phần ít. Nên Gầy đẵn gỗ giỏi
hơn cha gấp mười lần mà vẫn không đủ nuôi cha mẹ.
Thuê đẵn gỗ xong, vua dựng đền. Ngôi đền toàn gỗ quý, cột cái to bằng
cái nong, cột con bằng cái nia, xà ngang xà dọc dài hàng chục sải tay,
to đến vài người ôm không xuể. Dựng cột dựng kèo xong, còn cây đòn dông
to hơn cái bánh xe trâu, được ghép lại bằng năm cây gỗ lim, dài đến hơn
hai mươi sải tay, nên tất cả phường thợ, cả quân lính trong triều ra
giúp sức vẫn không sao đặt nổi lên ngàm cái vì kèo. Phường thợ lại cho
người đến cầu khẩn Gầy. Gầy đến xin vua cho ăn một bữa cơm. Vua ra lệnh
nấu một thùng gạo tẻ, một vạc canh và một con dê luộc. Ăn xong, Gầy vác
hẳn một đầu cây đòn dông đặt lên vì kéo. Đặt xong một bên, Gầy đến xốc
bên kia lên vai, bước theo các bậc đá đặt nốt lên. Cây đòn dông to, dài
hai mươi sải, cả phường lính hì hục cả tháng không đặt lên được, còn Gầy
chỉ làm chưa nhai dập miếng trầu đã xong. Vua thưởng cho Gầy ba xe lúa,
bảy vò mắm và chín con dê. Gầy đem tất cả những thứ ấy về nuôi cha mẹ.
Vua có một cô công chúa mặt đẹp như tranh, da trắng như ngà. Nhiều hoàng
tử, vua chúa các nước đều đến hỏi làm vợ. Trước bao nhiêu người quyền
cao chức trọng, giàu có như nhau, vua chưa biết nên gả cho ai, cô công
chúa cũng chưa biết chọn ai. Nhưng các vua, các hoàng tử kia thì sợ mất
phần, nên cũng đem quân đến đánh, cướp cô công chúa. Đất nước ngập khói
ngập lửa, đâu đâu cũng có giặc. Giặc Đông, giặc Tây, giặc hô hét ở phía
Nam, giặc tung hoành ở phía Bắc. Nhà vua cuống cuồng, quan văn quan võ
đều run sợ, ai cũng mang vợ con đi trốn chứ chẳng ai dám ra chống giặc.
Gầy liền vác rìu lên rừng đẵn một cây gỗ lim to bằng cái nia, dài chín
sải, vác đi đánh giặc. Chân của Gầy bây giờ khoẻ mạnh như chân voi, đi
đến đâu giặc chạy tan tác đến đó. Gầy đi từ Nam ra Bắc, vác gậy lao
thẳng vào giữa quân giặc mà quật. Cây gỗ của Gầy quật xuống một nhát,
quân giặc chết có đến nghìn người. Xác giặc chết như trâu, đứa chưa chết
thì lạy lục xin tha, đứa ở xa thì đều cắm đầu cắm cổ chạy. Gầy đánh tan
được giặc ở phía Nam, phía Bắc, thì lũ giặc phía Đông phía Tây đã rùng
mình. Sợ sức khỏe kì lạ của Gầy, chúng dẫn nhau chạy hết về nước.
Gầy có công lớn, được vua rước về gả công chúa, phong cho làm tướng. Bọn
vua và bọn công tử các nước nghe con anh thợ rừng cưới được công chúa
thì tức đến vỡ mặt, nhưng sợ oai ông tướng Gầy, chẳng ai dám bén mảng
đến nửa. Từ đó, nhà người thợ rừng mới hết khổ.
Trâu
và bò ngày xưa là hai anh em kết nghĩa. Chúng cùng sinh ra ở một vùng
nông thôn hẻo lánh. Khi còn nhỏ cả hai đều có một bộ lông trắng rất đẹp
và mịn màng. Lớn lên, trâu rất chăm chỉ làm việc. Mọi công
việc đồng áng dù nặng nhọc vất vả đến đâu trâu đều không quản ngại. Ban
ngày trâu kéo cày ở những đám ruộng sâu bùn lầy. Tối về nó lại chăm chỉ
giúp người kéo trục đập lúa. Khi người làm nhà nó đảm nhiệm việc vào
rừng kéo những cây gỗ dài và nặng. Một lần, lão hổ già đòi người phải
cho xem trí khôn, trâu đã giúp người trói được lão hổ gian ác vào gốc
cây. Hôm ấy lão hổ bị người chất rơm đốt nên lông hổ mới vằn vện như bây
giờ.
Trong khi đó thì bò lại rất lười biếng. Nó chỉ đi cày bừa ở những nơi
ruộng nương cao ráo, đất tơi xốp và nhẹ. Đêm đêm khi trâu giúp người đập
lúa thì bò nằm nghỉ ngơi và nhai rơm khô. Chính vì trâu chăm
chỉ nên người mới yêu quý và giao cho trông coi cây rơm. Đó là thức ăn
dự trữ mùa đông của trâu bò. Khi bò muốn đến ăn rơm đều phải xin phép
trâu. Mùa đông năm ấy, trời rét lắm, sương muối rơi dày nên cỏ lụi hết.
Bò đói quá năn nỉ: - Anh trâu ơi! Em đói quá, cho em thêm một bó rơm... - Mày là đồ lười biếng, hay trốn việc nên ăn ít thôi! Bị
trâu mắng, bò tức lắm. Nó ôm cái bụng lép kẹp đi ngủ nhưng không làm
sao ngủ được. Bò rất muốn đến ăn rơm nhưng trâu luôn nằm chắn canh chừng
ngay cạnh cây rơm. Hai cái sừng nhọn hoắt chĩa ra. Mấy anh lợn toan đến
rút trộm ít rơm để lót ổ cũng không dám lại gần. Bị đói, nằm không ngủ được nên bò rất oán hận trâu. Nó liền nghĩ cách trả thù. Một
hôm, lừa cho trâu đi cày về mệt ngủ quên, bò liền châm lửa đốt cây rơm.
Cây rơm bén lửa cháy đùng đùng, khói mù mịt. Trâu nằm đắp rơm lên cho
ấm nên bị bén lửa ngay. Bộ lông trắng của trâu bị cháy đen thui, nó hốt
hoảng lăn ngay xuống vũng bùn cho đỡ nóng. Trong khi đó vì đói quá, bò
liều mạng lao vào chỗ cây rơm đang cháy cố lôi lấy một ít rơm để ăn.
Thành thử bộ lông trắng mượt và chải chuốt của bò cũng bị ám khói vàng
khè. Sau lần bị cháy ấy, trâu mới có màu đen và bò mới có màu vàng như ngày nay.