Truyện thiếu nhi - Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 3

3:15 PM |

Matilda Cô Bé Nghịch Ngợm - Roald Dahl

Tác Giả: Roald Dahl
Thể loại: Dài, Tiểu Thuyết, TruyệnThiếu Nhi,
Quốc gia: Anh Mỹ,

Truyện thiếu nhi - Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 3
Truyện thiếu nhi - Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 3
 Chương 3 - Cái Mũ Và Keo Siêu Dính
Sáng hôm sau, trước khi ông bố rời nhà để đến garage bán xe hơi cũ, Matilda lẻn vào phòng treo áo tìm cách lấy cho được cái mũ của ông ta vẫn đội đi làm hàng ngày. Bé phải đứng nhón chân rướn người hết sức để đầu gậy với tới chỗ cái móc có treo cái mũ. Cuối cùng thì bé lấy được nó xuống. Đó là cái mũ chóp bằng, vành cong có đính chiếc lông chim giẻ cùi nơi nơi băng quanh mũ, và ông Wormwood rất hãnh diện về nó. Ông ta nghĩ nó làm cho ông ta có dáng vẻ bảnh bao, nhất là khi ông ta đội nó cùng với bộ vest carô sặc sỡ với chiếc cà vạt màu xanh.
Matilda - một tay cầm mũ, một tay cầm ống keo siêu dính - bóp mạnh cho keo xịt ra quanh vành trong của mũ. Sau đó, bé cẩn thận móc chiếc mũ lại chỗ cũ bằng cây gậy dài. Bé canh giờ thật sát sao, dặt ống keo siêu dính về vị tr1i cũ ngay lúc ông bố ăn sáng xong và đứng dậy.
Ông Wormwood không để ý gì khi đội mũ vào, nhưng lúc tới garage, ông ta không thể nào bỏ mũ ra được. Keo siêu dính đã dính chặt tới nỗi nếu kéo quá mạnh, da sẽ tuột ra. Ông Wormwood không muốn bị lột da đầu nên đành đội mũ suốt cả ngày hôm đó, thậm chí, lúc ông ta nhồi mạt cưa vào hộp số và chỉnh lại đồng hồ cây số của xe bằng máy khoan điện cũng phải đội nó. Để giữ thể diện, ông ta chọn một thái độ ngang tàng, với hy vọng đồng nghiệp tin rằng ông ta cố ý đội mũ suốt ngày, cho giống với bọn găngxtơ thường xuất hiện trong phim.
Tối đó, về tới nhà, ông ta vẫn không thể bỏ mũ ra được. Bà vợ bảo:
- Sao ngốc thế? Lại đây, em lấy nó ra giùm anh.
Bà Wormwood giật mạnh cái mũ ra. Ông chồng bật lên tiếng hét kinh hoàng là rung hết những ô kính:
- Ôi-i-i! Đừng làm vậy!Buông ra! Bà bóc hết da trán của tôi rồi!
Matilda ngồi trong chiếc ghế quen thuộc, theo dõi màn kịch với vẻ thích thú. Bé hỏi:
- Chuyện gì vậy, ba? Đầu ba đột nhiên phồng to ra à?
Ông bố nhìn trừng trừng Matilda đầy nghi ngờ, nhưng không nói gì.
Bà vợ nói với ông ta:
- Chắc là keo siêu dính rồi, không thể nào khác được. ANh cứ nghịch ngợm với nó suốt ngày. Em đoán anh định dán thêm một cái lông nữa lên mũ phải không?
- Tôi chẳng đụng tay tới đồ quỷ quái đó!
Ông Wormwood la lên. Ông ngoảnh đầu nhìn Matilda lần nữa, nhưng bé nhìn trả lại ông bằng đôi mắt nâu mở to rất ngây thơ. Bà vợ vẫn giảng giải:
- Lẽ ra anh nên đọc kỹ nhãn hiệu trước khi nghịch ngợm với món đồ nguy hiểm này. Luôn làm theo chỉ dẫn ghi trên nhãn.
Ông Wormwood ghì chặt vành mũ, không cho bà vợ đụng tay vào, hét to hơn:
- Bà đang lải nhải cái gì vậy? Bà tưởng tôi ngốc đến nỗi cố ý dán cái đồ quỷ này lên đầu tôi sao?
Matilda kể:
- Ở dưới phố có thằng bé bị keo siêu dính trét vào ngón tay. Nó vô tình đưa tay lên ngoáy mũi.
Ông Wormwood nhảy dựng lên:
- Rồi sao nữa?
- Ngón tay mắc kẹt bên trong mũi của nó suốt cả tuần lễ liền. Ai gặp nó cũng bảo: "Đừng ngoáy mũi nữa", nhưng nó có ngoáy mũi đâu? Nó giống hệt một thằng ngốc.
Bà Wormwood trề môi:
- Đáng đời nó, lẽ ra nó không nên cho tay vào ngoáy mũi. Đó là thói quen xấu. Nếu bọn trẻ con đều trét keo siêu dính lên ngón tay, chúng sẽ không làm thế nữa.
Matilda nói:
- Người lớn cũng có làm, mẹ ạ. Hôm qua con thấy mẹ ngoáy mũi trong nhà bếp.
- Mày lanh quá, đủ rồi đấy.
Bà Wormwood đỏ mặt, lầm bầm.
Ông Wormwood phải đội mũ suốt bữa ăn tối trước cái ti vi.
Trông ông ta thật lố bịch, và ông ta im lặng ăn.
Lúc sắp đi ngủ, ông ta cố kéo mũ ra khỏi đầu. Bà vợ lại giúp sức, nhưng mũ vẫn không nhúc nhích. Ông gầm gừ:
- Làm sao tôi đi tắm được?
Bà vợ dỗ dành:
- Anh sẽ đi tắm khi nào lấy được nó ra khỏi đầu.
Sau đó, khi bà vợ nhìn thấy ông chồng gầy giơ xương của mình lên giường trong bộ pyjama sọc tím với cái mũ trên đầu, bà nghĩ thầm, trông ông ta ngốc nghếch làm sao. Đây là mẫu người chồng trong mơ của bà hay sao?
Ông Wormwood phát hiện ra rằng, điều tồi tệ nhất trong đời là đội mũ trong lúc ngủ. Ông không thể nào nằm thoải mái trên gối được. Ông ta cứ lăn qua lăn lại hàng giờ liền, khiến bà vợ phải càu nhàu:
- Anh đừng trằn trọc nữa. Ngủ đi. Em đoán sáng mai nó sẽ lỏng ra và anh thoát được nó dễ dàng.
Nhưng sáng mai nó không chịu lỏng để cho ông Wormwood thoát ra. Thế là bà Wormwood cầm kéo cắt phăng nó cho rồi. Bà ta cắt từng chút một, đầu tiên là cái chóp, rồi tới xén cái vành. Vì dải băng bên trong bết chặt với tóc, bà phải gọt sạch mớ tóc quanh viền mũ đi. Cuối cùng, ông chồng bị gọt một đường trắng sát quanh đầu, trông giống hệt ông thầy chùa tóc cạo nham nhở. Phía trước, nơi dải băng dính trực tiếp vào trán, thì bà vợ chừa lại những mảnh da mũ nho nhỏ màu mâu mà chẳng có thuốc tẩy nào có thể tẩy sạch được nó cả.
Trong bữa ăn sáng, Matilda nói với ông bố:
- Ba phải tìm cách gỡ những mảnh da trước trán ba đi. Trông nó giống như những con côn trùng màu mâu bò khắp mặt ba. Người ta sẽ nghĩ là ba có rận đấy.
- Im đi! Mày có câm miệng lại được không?
Ông bố càu nhàu nạt.
Nói chung, đó là một áp dụng thành công. Nhưng bảo rằng nó cho ông bố một bài học, thì... quá hy vọng đấy! 
Read more…

Truyện thiếu nhi - Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 2

3:12 PM |

Truyện thiếu nhi - Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 2

Matilda Cô Bé Nghịch Ngợm - Roald Dahl
Tác Giả: Roald Dahl
Thể loại: Dài, Tiểu Thuyết, Thiếu Nhi,
Quốc gia: Anh Mỹ,

Truyện thiếu nhi - Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 2. Một tác phẩm văn học, một câu chuyện hấp dẫn thú vị của nền văn học nước ngoài

Truyện thiếu nhi - Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 2
Truyện thiếu nhi - Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 2


Chương 2 - Ông Wormwood
Bố mẹ Matilda làm chủ một ngôi nhà xinh xắn với ba phòng ngủ trên lầu, còn tần trệt có phòng ăn, phòng khách và nhà bếp. Ông bố là tay buôn bán xe hơi cũ, và hình như khá buôn may bán đắt.
Ông bố phổng mũi lên nói:
- Mạt cưa chính là một trong những bí mật góp phần vào thành công của tao. Mà tao chẳng phải tốn xu nào cả. Tao tha hồ lấy nó miễn phí từ những xưởng cưa.
Matilda hỏi:
- Ba lấy mạt cưa làm gì?
- Ha! Mày muốn biết thật à?
- Con chẳng thấy mạt cưa có liên quan tới việc bán xe hơi cũ của ba.
- Bởi vì mày là một đứa ngu ngốc.
Ông bố nói thế. Lời lẽ ông ta chưa bao giờ tế nhị, nhưng Matilda quen rồi. Bé cũng biết ông ta khoác lác và bé sẽ hỏi tới.
- Chắc hẳn ba rất khôn ngoan mới tìm ra được cách dùng một đồ vật không tốn tiền. Ước gì con có thể làm như vậy.
- Không được đâu. Mày quá ngu ngốc. Nhưng tao sẽ không ngại khi kể cho thằng Mike nghe điều này, vì một ngày nào đó, nó sẽ cùng làm ăn chung với tao.
Rồi ông bố quay sang đứa con, nói:
- Tao luôn vui sướng khi mua một chiếc xe mà tay chủ xe ngốc nghếch làm hư hại hộp số nặng nề, khiến nó kêu lọc cọc như điên. Giá nó rẻ lắm. Sau đó, tao chỉ phải trộn mạt cưa với dầu nhớt trong hộp số. Thế là nó chạy êm như ru.
Matilda hỏi:
- Nó chạy êm trong bao lâu rồi mới kêu lọc cọc trở lại?
- Khá đủ để người mua chạy được khoảng một trăm dặm.
Matilda kêu lên:
- Như vậy là không lương thiện, là lừa đảo.
Ông bố gầm gừ:
- Lương thiện chẳng bao giờ làm ai giàu có cả. Khách hàng tới đó là để bị gạt.
Ông Wormwood có dáng người nhỏ thó như chuột, với hàm răng trước chìa ra bên dưới đám ria. Ông ta thích mặc bộ vest sọc ca-rô tươi màu và diện cà vạt màu vàng hoặc xanh đọt chuối. Ông nói tiếp:
- Lấy đồng hồ cây số làm thí dụ. Khi một người muốn mua xe cũ, điều đầu tiên hắn ta muốn biết, là chiếc xe đã chạy bao nhiêu đặm. Đúng không?
Đứa con trai đáp:
- Đúng.
- Tao mua của một lão già ngốc chiếc xe mà đồng hồ chỉ một trăm năm mươi ngàn dặm, với giá rất rẻ. Nhưng sẽ không ai thèm mua lại một chiếc xe có chỉ số như vậy đâu. Thời buổi này, mày không thể lấy cái đồng hồ cây số ra, rồi chỉnh lùi lại, như mày từng làm cách đây mười năm được. Họ gắn chặt đến nỗi mày khó mà chỉnh được nó. Vậy tao phải làm gì đây? Tao sử dụng bộ óc của tao, thế đấy.
- Bằng cách nào?
Thằng Mike hỏi, vẻ lôi cuốn. Dường như nó thừa hưởng được được thói ưa thích lừa bịp của cha nó.
- Tao đã ngồi suy nghĩ rất lâu, làm sao đổi được cái đồng hồ chỉ một trăm năm mươi ngàn dặm thành mười nàng dặm, mà không tháo tung nó ra từng mảnh chứ? Nếu tao chạy lùi chiếc xe thì tất nhiên con số sẽ quay lùi thôi. Nhưng có ai chạy lùi hết chục ngàn dặm này sang chục ngàn dặm khác không? Không thể được!
- Không thể được!
- Tao gõ mạnh vào đầu tao. Tao sử dụng trí tuệ của tao. Khi mày được trời cho một trí tuệ thông minh như tao, mày phải dùng nó thôi. Đột nhiên, câu trả lời nảy ra. Nói cho mày biết, cảm giác của tao lúc đó hệt như cảm giác của người đã phát hiện ta thuốc penicilin. Tao la lên: "Eureka! Tôi tìm ra rồi!"
Đứa con hỏi:

------------------------------------------------------------------------------------------

Truyện thiếu nhi - Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 2

--------------------------------------------------------------- -------------------------------
- Ba đã làm gì?
- Đồng hồ cây số hoạt động được là nhờ sợi dây điện nối với bánh xe trước. Thế là trước hết tao gỡ sợi dây điện đó ra. Sau đó, tao kiếm máy khoan điện tốc độ cao, và nối với một đầu sợi dây điện. Khi máy khoan quay, nó làm cho sợi dây điện quay lui. Mày hiểu ý tao không? Mày thoe kịp tao chứ?
Thằng Mike gật đầu:
- Hiểu rồi, ba.
- Máy khoan chạy với tốc độ kinh khiếp, khi tao bật máy khoan lên, con số nơi đồng hồ quay lui nhìn thấy mà mê. Tao xoá được năm mươi ngàn dặm trên đồng hồ chỉ torng vòng vài phút. Và lúc tao hoàn tất công việc, chiếc xe mới chạy có mười ngàn dặm và nó sẵm sàng đưa ra bán. Tao nói với khách: "Hầu như nó còn mới nguyên. Mới chạy không mười ngàn dặm thôi. Nó là của một bà già chỉ lái xe đi mua sắm mỗi tuần một lần".
Thằng Mike hỏi:
- Ba thật sự cho đồng hồ cây số chạy lùi bằng máy khoan điện à?
- Tao tiết lộ bí mật làm ăn của tao, mày đừng có đi mách lẻo với người khác đấy. Mày không muốn cha mày bị tù chứ?
- Con chẳng nói với ai đâu. Ba gian lận nhiều chiếc xe không?
- Bất cứ chiếc xe nào qua tay tao đều được đối đãi như thế. Chúng đều được chỉnh đồng hồ cây số xuống khoảng mười ngàn dặm trước khi đưa ra bán. Nghĩ xem, chỉ có mình tao sáng chế ra được điều đó. Tao đã bỏ túi một số tiền lớn.
Matilda, nãy giờ ngồi nghe, nói:
- Nhưng, ba, điều đó còn bất lương hơn việc dùng mạt cưa nữa. Ba lừa đảo những người đã tin tưởng ba.
Ông bố trừng mắt:
- Nếu không thích thì mày đừng ăn uống gì trong nhà này. Tất cả đều được mua bằng tiền lời đó.
- Đồng tiền dơ bẩn. Con ghét nó.
Hai đốm màu đỏ xuất hiện nơi má ông bố, ông ta hét lên:
- Mày tưởng mày là ai chứ? Tổng giám mục ở Canterbury hả? Mày đang giảng cho tao nghe về sự lương thiện hả? Mày chỉ là đứa bé dốt nát nên mày chẳng biết mày đang nói về cái gì cả!
Bà mẹ chen vào:
- Đúng đấy, Harry - rồi quay sang Matilda - mày dám nói năng với ba mày như thế hả? Ngậm miệng lại đi, để mọi người yên ổn xem chương trình ti vi này.
Gia đình họ đang ngồi trong phòng khách, cùng ngồi ăn tối trước cái ti vi, khay ăn đặt trên đầu gối. Bốn khay nhôm đựng bốn khẩu phần ăn gồm thịt hầm, khoai tây luộc, và đậu. Bà Wormwood ngồi nhai chóp chép, mắt dán vào màn hình đang chiếu vở kịch truyền hình nhiều tập của Mỹ. Bà ta là một phụ nữ đồ sộ với mái tóc được nhuộm màu bạch kim, nhưng nơi chân tóc, bạn dễ dàng nhìn thấy màu nâu xỉn lộ ra. Bà ta trang điểm đậm đen, nhưng không thể che dấu được thân hình phì nộn nằm dưới lớp quần áo thắt chặt nhiều chỗ, để tránh cho da thịt bị xổ tung ra ngoài.
Matilda gọi:
- Mẹ ơi, mẹ có phiền không nếu con ăn tối trong phòng ăn để con có thể đọc sách?
Ông bố liếc đôi mắt sắc nhọn:
- Tao phiền đấy. Bữa tối là lúc sum họp gia đình. Không ai được rời bàn cho tới khi mọi người ăn xong.
- Nhưng chúng ta đâu có ngồi bàn? Chúng ta chưa từng ngồi bàn. Chúng ta luôn luôn để khay trên đầu gối, vừa ăn vừa xem ti vi.
- Cho tao hỏi, xem ti vi thì có gì là sai nào?
Ông bố đột ngột chuyển sang giọng ngọt ngào và nguy hiểm. Matilda không tự tin để trả lời ông bố, nên bé giữ im lặng. Bé có thể cảm thấy được sự tức giận sục sôi trong lòng. Bé biết ghét bố mẹ mình như thế này là sai, nhưng bé thấy khó mà không ghét họ. Những cuốn sách bé đọc đã cho bé một quan điểm về cuộc đời mà họ chưa từng biết. Giá mà họ đọc được Dickens hay Kipling, họ sẽ hiểu rằng, với cuộc sống, có nhiều thứ hơn là việc đi lừa đảo người khác và xem ti vi.
Còn điều này nữa. Bé tức giận vì bị mắng là dốt nát và ngu ngốc, khi bé biết rằng mình không phải thế. Sự phẫn nộ trong bé ngày càng sôi sục, và tối đó, khi nằm trên giường, bé quyết định rằng: mỗi lần bố hoặc mẹ cư xử cộc cằn với bé, thì bé sẽ trả đũa lại bằng cách này hay cách khác. Một, hai chiến thắng nho nhỏ sẽ giúp bé chịu đựng sự ngốc nghếch của họ, và ngăn bé đừng phát điên lên. Các bạn phải nhớ rằng bé vẫn chưa được năm tuổi, và với đứa trẻ nhỏ như thế, nó không dễ dàng chỉ trích lại những người lớn đầy quyền lực như bố mẹ nó. Vì thế, bé quyết dịnh tấn công. Và ông bố, sau những gì xảy ra trước cái ti vi tối hôm đó, đứng đầu tiên trong danh sách của bé. 
Read more…

Truyện thiếu nhi Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 1

3:05 PM |







Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 1

Truyện thiếu nhi - cô bé nghịch ngợm. một truyện thiếu nhi nước ngoài hay đặc sắc

Chương 1 - Một Độc Giả Nhí
Bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng buồn cười như thế cả. Thậm chí con cái của họ là một đứa trẻ dơ bẩn, luộm thuộm như mụn ghẻ, thì họ vẫn cho rằng chú bé (hoặc cô bé) đó rất là tuyệt vời.
Một số bậc phụ huynh còn đi xa hơn. Họ trở nên mù quáng trong tình thương mến đứa con, tới nỗi họ tin rằng con cái của họ có phẩm chất của một thiên tài.
Như thế thì chẳng có gì sai trái cả. Cuộc đời vẫn thường xảy ra những điều như vậy. Nhưng khi các bậc cha mẹ bắt đầu mở miệng kể cho chúng ta nghe về cục cưng kinh khiếp của họ, chúng ta đành phải la lên: "Mang chậu tới đây, nhanh lên! Chúng tôi muốn buồn nôn rồi!".
Các thầy cô giáo trong trường học còn phải chịu đựng nhiều khi lắng nghe những quí vị phụ huynh sùng bái con cái của họ quá đáng, nhưng rồi những đứa trẻ sẽ biến thành chính bản thân của chúng vào thời điểm viết bài kiểm tra cuối học kỳ. Nếu tôi là giáo viên, chắc chắn tôi sẽ phải viết cho họ biết về sự thật đau lòng của con cái họ. Tôi sẽ viết rằng: "Con trai ông bà, Maximilian, hoàn toàn là một sự thất bại. Tôi mong ông bà có sẵn việc kinh doanh gia đình, để đưa nó vào làm sau khi nó rời ghế nhà trường, bởi vì chắc chắn nó sẽ chẳng tìm được việc làm ở nơi khác". Hoặc một ngày nào đó, trong tâm trạng bốc đồng, tôi sẽ viết thế này: "Một sự thật kỳ quặc cho rằng, cơ quan thích giác của châu chấu nằm ở nơi hông của nó. Còn cô con gái Vanessa của ông bà, được nhật xét qua suốt một học kỳ, hoàn toàn không có cơ quan thính giác gì cả."
Có thể tôi sẽ lục lọi tìm trong cuốn sử tự nhiênmà viết rằng: "Con ve sầu phải trải qua sáu năm làm ấu trùng sống dưới lòng đất, và chỉ không đầy sáu ngày để trở thành một sinh vật tự do dưới ánh nắng và không khí. Con trai Wilfred của ông bà đã trải qua sáu năm làm ấu trùng trong ngôi trường này, và chúng tôi vẫn đang chờ đợi nó lột xác khỏi nhộng".
Tôi nghĩ, thật thích thú nếu tôi được viết những điều như thế trong các phiếu điểm cuối học kỳ cho các học sinh trong lớp tôi. Nhưng tản mạn như thế là đủ. Chúng ta phải tiếp tục câu chuyện.
Tình cờ, tôi biết được một cặp cha mẹ hoàn toàn khác hẳn, họ chẳng quan tâm gì tới con cái của họ, và còn khuya họ mới trở thành bậc phụ huynh sùng bái con cái. ông bà Wormwood chính là hai người như thế. Họ có cậu con trai tên Michael và cô con gái tên Matilda, và họ xem Matilda không hơn không kém cái vảy ghẻ. Vảy ghẻ là cái mà các bạn phải chịu đựng cho tới khi đủ ngày đủ tháng, các bạn gỡ ra rồi phủi đi. Ông bà Wormwood mong đợi ngày đêm để tới lúc họ có thể phủi đứa con gái của họ đi, tốt nhất là đẩy nó sang sang tỉnh kế bên hoặc càng xa càng tốt.
Cha mẹ đối xử với đứa con bình thường giống như cái vảy ghẻ đã là điều tồi tệ, nhưng sẽ càng tồi tện hơn nếu đó là đứa con phi thường, mà tôi muốn nói rằng đó là một đúa bé sáng chói và nhạy cảm. Bé Matilda có đủ hai phẩm chất trên, và sự sáng chói nơi bé thật nổi trội. Đầu óc bé lanh lợi, bé nhanh chóng hiểu ra rằng bé nên tặng lại cho bố mẹ khả năng thiên phú của mình. Nhưng ông bà Wormwood chỉ biết sống rút trong cái vỏ ốc riêng của họ mà chẳng hề để ý đến tới những điều bất thường nơi đứa con gái của họ. Nói thật nhé, thậm chí nếu cô bé có bò vào nhà với chiến chân gãy, họ sẽ chẳng chú ý đến đâu.
Michael, anh trai của Matilda, là một chú bé bình thường, nhưng còn cô bé, như tôi đã nói, là sự kiện các bạn không thể rời mắt. Lúc một tuổi rưỡi, ngôn từ của bé đã hoàn hảo và bé có số vốn từ bằng với một người lớn. Ông bà và bố mẹ, thay vì vỗ tay khen ngợi, lại bảo bé lắm mồm và nghiêm khắc dạy rằng, người ta chỉ thích ngắm nó chứ không thích nghe nó.
Ba tuổi, Matilda tự học đọc bằng những tờ báo hoặc tạp chí quăng lăn lóc khắp nhà. Bốn tuổi, bé có thể đọc nhanh và lưu loát. Bé bắt đầu thèm đọc sách, và cuốn sách duy nhất trong nhà có được là cuốn sách dạy nấu ăn của mẹ bé. Khi bé thuộc nằm lòng từng công thức nấu ăn, bé quyết định hỏi xin một cái gì đó thú vị hơn.
Bé thỏ thẻ với ba:
- Ba ơi, ba có thể mua cho con một cuốn sách được không?
- Một cuốn sách? Mày muốn sách để làm gì?
- Để đọc ạ.
- Lạy chúa, thế có chuyện gì với cái ti vi vậy? Nhà ta đã có một ti vi màn hình 12 inches tuyệt đẹp, thế mà bây giờ mày đòi có một cuốn sách! Càng ngày mày càng hư!
Hầu như mỗi buổi chiều, Matilda bị bỏ quên một mình trong nhà. Anh trai bé (lớn hơn bé 5 tuổi) thì đi học. Bố bé đi làm, còn mẹ bé đi chơi lô-tô trên phố cách đó khoảng 10 cây số. Bà Wormwood nghiền chơi lô-tô lắm, chiều nào cũng phải đi mới chịu được. Buổi chiều của ngày mà bố từ chối không mua cho bé cuốn sách, Matilda đi một mình đến thư viện công cộng của địa phương. Đến nơi, bé tự giới thiệu mình với người thủ thư là bà Phelps. Bé hỏi bé có thể ngồi ở đây và đọc sách được không. Bà Phelps, tuy ngạc nhiên vì sự xuất hiện của một cô bé tí hon không có bố mẹ đi kèm, vẫn đáp rằng cô bé được hoan nghênh.
- Thưa bà, sách của trẻ em ở đâu ạ?
- Chúng ở đằng kia, nơi những ngăn kệ thấp nhất. Cháu có muốn tôi tìm giúp cháu một cuốn sách hay nhiều hình ảnh không?
- Không, cám ơn bà. Cháu có thể tự lo được.
Kể từ đó, mỗi buổi chiều, ngay khi người mẹ rời khỏi nhà đi chơi lô-tô là bé Matilda lon ton tới thư viện. Chuyến đi chỉ mất mười phút thôi, nhưng sau đó, bé được những hai giờ ngồi yên một mình trong cái góc ấm cúng, ngấu nghiến hết cuốn sách này sang cuốn sách khác. Khi đã đọc xong hết sách dành cho trẻ em, bé bắt đầu thơ thẩn đi tìm những sách khác.
Bà Philips, người đã say sưa theo dõi bé suốt mấy tuần qua, đứng dậy, rời khỏi bàn và lại hỏi bé:
- Cháu cần tôi giúp không, Matilda?
- Cháu đang tự hỏi sẽ đọc tiếp cái gì, vì cháu đọc xong hết sách trẻ em rồi.
- Tức là cháu đã xem hết các tranh vẽ?
- Vâng, nhưng cháu cũng đọc chữ nữa.
Bà Phelps đứng thẳng người, nhìn xuống Matilda. Bé ngước mắt lên nhìn đáp lại rồi nói:
- Nhiều cuốn truyện ý nghèo nàn, nhưng có một số cuốn rất hay. Cháu thích nhất là cuốn "Khu vườn bí mật". Cuốn sách đầy vẻ huyền ảo. Sự bí mật nơi khu vườn phía sau bức tường lớn.
Bà Phelps sửng sốt:
- Chính xác là cháu mấy tuổi, Matilda?
- Bốn tuổi ba tháng ạ.
Bà Phelps thấy ngạc nhiên hơn bao giờ hết, nhưng bà không để lộ ra, chỉ hỏi:
- Tiếp theo đây cháu muốn đọc loại sách gì?
- Cháu muốn đọc một cuốn hay hay mà người lớn thường đọc. Một cuốn nổi tiếng. Cháu không biết tên của ai cả.
Bà Phelps thong thả cho mắt lướt qua những kệ sách. Bà hoàn toàn không biết phải hiểu gì. Làm thế nào chọn được một cuốn sách nổi tiếng dành cho người lớn để cho cô bé bốn tuổi đọc? Thoạt tiên, bà định lấy loại sách tình cảm lãng mạn dành cho các cô bé học trò tuổi mười lăm, nhưng vì lý do nào đó theo bản năng, bà bước qua khỏi ngăn kệ đặc biệt đó. Cuối cùng, bà nói:
- Cháu hãy thử cuốn này. Một cuốn sách hay và nổi tiếng đấy. Nếu nó quá dài đối với cháu, hãy cho tôi biết, tôi sẽ tìm cuốn khác ngắn hơn và dễ đọc hơn.
Matilda đọc:
- "Triển vọng lớn lao" của Charles Dickens. Cháu muốn đọc thử nó.
Bà Phelps tự nhủ, chắc mình điên rồi, nhưng bà nói với bé Matilda:
- Tất nhiên cháu có thể thử đọc nó.
Những buổi chiều tiếp sau đó, bà Phelps khó mà rời mắt khỏi một cô bé nhỏ xíu đang ngồi hàng giờ liền trong chiếc ghế bành lớn ở góc phòng, với cuốn sách đặt trong lòng. Cần thiết phải đặt nó trong lòng vì nó quá nặng, nghĩa là hầu như bé phải nghiêng người ra phía trước để đọc. Một cảnh tượng lạ lùng trước mắt bà Phelps, cô bé tí hon với mái tóc đen, đôi chân hầu như không chạm tới sàn, hoàn toàn đắm mình trong những cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Pip và bà cô già Havisham trong ngôi nhà đầy mạng nhện mà nhà kể chuyện vĩ đại Charles Dickens đã dệt ra nó bằng ngôn từ đầy phép thuật của ông. Động tác duy nhất của cô độc giả nhí, là thỉnh thoảng nhấc tay lên để lật từng trang sách. Bà Phelps luôn cảm thấy buồn mỗi khi bà phải băng qua căn phòng, đến gần chỗ bé và nói:
- Năm giờ kém mười rồi, Matilda.
Trong tuần lễ đầu tiên khi Matilda đến đây, bà Phelps đã hỏi:
- Mỗi ngày mẹ cháu đưa cháu đến đây và đón cháu về nhà phải không?
- Chiều nào mẹ cháu cũng đi Aylesbury để chơi lô-tô. Bà ấy không biết cháu tới đây.
- Nhưng như vậy là không đúng. Tôi nghĩ cháu nên xin phép mẹ.
- Cháu không thích xin. Mẹ cháu không khuyến khích đọc sách đâu. Cha cháu cũng vậy.
- Nhưng họ muốn cháu phải làm gì nào vào mỗi buổi chiều trong ngôi nhà vắng vẻ?
- Đi lòng vòng hoặc xem ti vi.
- Tôi hiểu.
- Mẹ cháu không quan tâm đến những gì cháu làm đâu.
Bé Matilda buồn bã nói câu đó.
Bà Phelps quan tâm đến sự an toàn của đứa bé khi phải đi bộ qua phố chính đông đúc, và cả lúc băng qua đường. Nhưng bà quyết định không can thiệp vào.
Trong vòng một tuần, Matilda đã đọc xong cuốn "Triển vọng lớn lao" dày bốn trăm mười một trang. Bé nói:
- Cháu thích nó lắm. Ông Dickens còn viết cuốn nào khác không?
Bà Phelps sững sờ đáp:
- Nhiều lắm. Tôi chọn cho cháu cuốn khác nhé?
Sáu tháng sau đó, dưới con mắt quan sát của bà Phelps, Matilda đã đọc xong những cuốn sách sau:
- "Nicholas Nickleby" của Charles Dickens
- "Oliver Twist" - Charles Dickens
- "Jane Eyre" - Charlotte Bronte
- "Tự hào và Thành kiến" - Jane Austen
- "Tess vùng Urbervilles" - Thomas Hardy
- "Biến vào trái đất" - Mary Webb
- "Kim" - Rudyard Kipling
- "Người vô hình" - H.G.Wells
- "Ngư ông và biển cả" - Ernest Hemingway
- "Âm thanh và Cuồng nộ" - William Faulkner
- "Chùm nho uất hận" - John Steinbeck
- "Những người bạn tốt" - J.B.Priestley
- "Dãy đá Brighton" - Graham Greene
- "Trại Loài Vật" - Geoge Orwell
Một danh sách kinh khủng, và lúc này, con người bà Phelps đầy ắp niềm kích động, nhưng có lẽ tốt hơn là bà không để cho chuyện này lan ra ngoài. Với người khác, có lẽ họ đã làm om sòm lên, nhưng bà Phelps thì không. Bà là người chỉ biết lo phần việc của mình, và từ lâu cho rằng, chẳng đáng gì phải xen vào chuyện con cái của người khác.
Bé Matilda nói với bà:
- Ông Hemingway nói nhiều điều cháu chẳng hiểu gì cả. Nhất là về chuyện đàn ông với đàn bà. Nhưng cháu thích lắm. Cách ông ấy kể làm cho cháu cảm giác mình đang ở tại chỗ đó quan sát mọi vệc xảy ra.
- Một tác giả hay luôn khiến cho cháu có cảm giác như thế. Và đừng lo về những chỗ cháu không hiểu. Hãy ngồi và để cho từ ngữ tự thấm vào cháu, như âm nhạc vậy...
- Vâng, cháu sẽ...
Bà Phelps nói tiếp:
- Cháu biết không, những thư viện công cộng như thế này cho phép cháu mượn sách đem về nhà đấy.
- Cháu không biết, cháu mượn được không?
- Được chứ. Khi cháu chọn được cuốn sách cháu muốn, hãy mang lại chỗ tôi, tôi sẽ ghi vào sổ và cháu giữ nó suốt hai tuần lễ. Nếu thích, cháu có thể mượn được nhiều cuốn một lúc.
Kể từ đó, Matilda chỉ cần đến thư viện mỗi tuần một lần để mượn sách mới và trả sách cũ. Căn phòng ngủ của bé biến thành phòng đọc sách. Tại đó, bé sẽ ngồi đọc sách suốt các buổi chiều, đôi khi kèm theo một ca sô cô la nóng bên cạnh. Bé không đủ chiều cao để với tới những món đồ trong nhà bếp, nhưng bé có cất cái hộp nhỏ nơi gian nhà phụ, mỗi khi cần lấy cái gì, bé bưng cái hộp và đứng trên nó. Bé thấy thích thú khi pha một ca sô cô la nóng, rồi đem vào căn phòng yên tĩnh và vừa nhấp nháp, vừa đọc sách suốt cả buổi chiều. Những cuốn sách đưa bé vào một thế giới mới, giới thiệu với bé những con người lạ lùng có những cuộc đời thật xúc động. Bé lên đường hải hành cùng với Joseph Conrad. Bé lạc vào Châu Phi với Ernest hemingway và đi Ấn Độ với Rudyard Kipling. Bé đã du lịch vòng quanh thế giới trong khi đang ngồi tại căn phòng nhỏ tại một ngôi làng nước Anh. 

Read more…

Truyện cười thiếu nhi - Bé đi xe bus

12:05 PM |

Truyện thiếu nhi không nên kể trên xe bus

Truyện cười thiếu nhi Truyện cuoi thieu nhi, truyện cười con nít với những tình huống dở khóc dở cười

Truyện cười thiếu nhi - Bé đi xe bus
Truyện cười thiếu nhi - Bé đi xe bus


Một hôm, cu Tí về nhà, tự hào khoe với bố:

- Bố ơi, hôm nay con tiết kiệm được 3 ngàn nhé, con không đi xe bus mà chạy theo đàng sau nó!
Ông bố quát:
- Dốt quá! Sao không chạy đằng sau xe taxi, có phải tiết kiệm được một trăm ngàn rồi không?!?
Hôm khác, cu Tí hậm hực mách mẹ:
- Hôm nay trên xe bus, bố bảo con phải nhường chỗ ngồi cho một cô gái tóc vàng đấy!
- À nhường chỗ cho phụ nữ là một việc làm tốt mà.
- Nhưng... khi đó con đang ngồi trên đùi của bố cơ!
Lại hôm khác, Tí đi học về nhà với bộ mặt buồn rầu ủ rũ. Mẹ liền hỏi:
- Có chuyện gì vậy con?
- Từ hôm nay, giá xe bus sẽ giảm 500 đồng/vé.
- Thế thì có gì mà con phải buồn, dạo này con có bao giờ đi xe bus đâu?
- Buồn quá đi chứ. Vì bây giờ, đi bộ từ trường về nhà, con chỉ còn tiết kiệm được 2 ngàn rưỡi.
Một hôm, trong lúc nghỉ chân tại một trạm chờ xe bus, cu Tí ngạc nhiên hỏi người trực bán vé ở đó:
- Cô ơi, ngày xưa có biển “Cấm tiểu bậy, phạt 5 ngàn”, sao giờ lại là “Phạt 2 ngàn”?.
- Phải hạ thôi, vì nếu phạt tới 5.000 thì chẳng ai dám tè bậy cả!
- ?!?

Đọc truyện cười Giống đực

Hai anh em đang đọc sách "Cuộc sống của các loài vật".

Đột nhiên cả hai nhảy ra khỏi ghế và chạy đến gặp bà nội:

- Bà nội ơi, bà có thể sinh em bé được không ạ?

- Ồ, các cháu yêu quý, dĩ nhiên là bây giờ thì bà không thể sinh được!

Nghe xong, cậu anh đắc ý quay sang nói với em:

- Thấy chưa, anh đã bảo với em bà là giống đực mà.

Truyện cười Con của cha mẹ ruột

Thầy giáo kiểm tra chỉ số thông minh của học sinh.

Thầy hỏi: "Ai là con của cha mẹ em, mà lại không phải là anh chị em ruột của em?" Tí trả lời: "Đó là em, Tí ạ". Thầy giáo rất hài lòng.

Đến lượt Tèo, thầy cũng hỏi: "Ai là con của cha mẹ em mà không phải là anh chị em ruột của em?". Tèo gãi đầu gãi tai: "Để em về nhà suy nghĩ đã ạ".

Về nhà nghĩ mãi không ra, Tèo bèn đi hỏi Tẹo: "Ai là con của cha mẹ cậu mà lại không phải là anh chị em ruột của cậu?". Tẹo đáp ngay: "Đó là Tẹo còn ai".

Hôm sau Tèo hớn hở đến lớp khoe với thầy chắc như đinh đóng cột: "Em biết đó là ai rồi, đó là bạn Tẹo ạ".

Thầy lẩm bẩm: "Sao lại thế, phải là Tí chứ nhỉ?".

Các bạn đang đọc truyện cười thiếu nhi. Chúc các bạn 1 ngày thật vui !
Read more…

Nghệ thuật kể chuyện cho Thiếu Nhi

9:28 AM |

Nghệ thuật kể chuyện cho Thiếu Nhi . Nếu bạn biết áp đụng những cách này thì bạn sẽ trở thành người kể chuyện tuyệt vời



Các em nhỏ rất thích nghe chuyện cổ tích, truyện thiếu nhi. Thế giới của các em đầy những câu chuyện cổ tích thần thoại, những câu chuyện hay đẹp. Đó là một thực tế không thể chối cãi. Phải chăng những câu chuyện từ thời thơ ấu vẫn luôn đậm nét trong tâm hồn chúng ta.
Câu chuyện là cách hay nhất để dẫn các em tới những hành động tốt đẹp. Nhiều khi chúng ta thao thao bất tuyệt để giảng một bài Giáo Lý đã dọn sẵn nhưng các em tiếp thu chưa tốt. Nhưng nếu biết vận dụng một câu chuyện kể phù hợp thì sẽ gây được hứng thú nghe và sẵn sàng làm theo những gì chúng ta đề nghị
Bài giáo lý được trình bày theo lối quy nạp. Vì thế trong bài giảng này thường lấy một câu chuyện cụ thể để làm khởi điểm, rồi dựa vào câu chuyện để trình bày đề tài giáo lý.
I- TÁC DỤNG CỦA KỂ CHUYỆN
- Nhằm mục đích giáo dục đức tin, câu chuyện dùng làm phương thế dẫn tới Tin Mừng và truyền đạt Tin Mừng.
- Giúp cho các em tiếp thu kiến thức cần truyền đạt một cách dễ dàng,
- Kích thích sự hứng thú học tập của trẻ vì kể chuyện là món ăn tinh thần không thể thiếu của các em, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
- Không khí buổi học sinh động, vui tươi, thu hút sự chú ý của các em
- Bài học được rút ra từ câu chuyện sẽ làm cho trẻ ghi nhớ lâu hơn một bài học thông thường
1. Những chuyện thường nhật hoặc thời sự
Những việc xảy ra hằng ngày, những biến cố có tính thời sự cũng có thể đưa vào làm khởi điểm để suy nghĩ về một đề tài giáo lý. Tuy nhiên, việc lựa chọn những chuyện này khó hơn. Cần hội đủ hai điều kiện:
·         Thích hợp, hoặc ít nhất cũng không mâu thuẫn với chủ đề tôn giáo.
·         Có thể từ câu chuyện chuyển sang đề tài giáo lý một cách dễ dàng, không gượng ép giả tạo.
II. CÁCH THỰC HIỆN
1. Nắm vững chủ đích
Kể chuyện trong giờ giáo lý không nhằm mục đích mua vui hay giải trí. Câu chuyện được dùng làm phương thế dẫn tới việc truyền đạt nội dung. Vì thế phải lựa chọn những câu chuyện phù hợp để qua đó lồng vào bài học, những kiến thức cần truyền đạt,
2. Nội dung chuyện kể
Cũng vì nhằm mục đích mới xác định ở trên, nên phải nắm vững nội dung câu chuyện, tránh: đầu Ngô mình Sở, tránh những nội dung thần thoại, mê tín dị đoan mà cần phải quy về quyền năng Chúa.
Nội dung câu chuyện phải được trình bày một cách sống động, ngắn gọn, cụ thể. Cần loại bỏ những chi tiết dư thừa, lan man không trực tiếp liên quan đến vấn đề được trình bày làm trẻ bị phân tâm, không ghi nhớ hết, chỉ giữ những nét có thể làm nổi bật những điểm mình muốn đem áp dụng vào bài giáo lý.
Nội dung chuyện cần làm sáng tỏ điều hay, điều dở để các em so sánh, nhận định và có thể tự rút ra bài học (câu chuyện có kết luận mở)
   3. Cách kể chuyện
- Người kể nắm vững câu chuyện, tránh tình trạng đọc truyện.
- Cần hóa thân vào nhân vật trong chuyện giúp các em dễ bị cuốn hút vào câu chuyện.
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
- Khả năng biểu cảm trong diễn đạt: chất giọng rõ ràng, dễ nghe. Giọng nói thay đổi cao độ, cường độ, trường độ cho phù hợp nhằm làm câu chuyện thêm lôi cuốn. Tuy nhiên cần tránh tình trạng kịch tính. Ngoài ra, các yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, điện bộ, cử chỉ cũng góp phần lớn cho thành công của câu chuyện.
- Đặt mình vào trình độ người nghe, hiểu được cảm nghĩ của trẻ, theo dõi sát sự chú tâm của trẻ:
· Chúng im lặng theo dõi : câu chuyện cuốn hút trẻ chăm chú nghe.
· Chúng lơ láo, ngáp vặt, nghịch ngầm: chuyện làm chúng chán nản. Cần phải thay đổi bầu khí, thu ngắn chuyện, nêu câu hỏi đàm thoại, băng reo… để lấy lại bầu khí
   -   Sau khi kể xong phải đặt lại câu hỏi với các em , rút ra ý chính , điều cần học tập, hoặc để chuyển tiếp vào bài Giáo Lý
Kể chuyện là một phương pháp hữu hiệu để giúp trẻ tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú, nhiều hiệu quả. Điều quan trọng là chúng ta cần nắm vững tâm lý trẻ, chuẩn bị tốt nội dung và nhập tâm làm cho câu chuyện sống động, hào hứng , Có như thế trẻ sẽ tiếp thu tốt và ghi nhớ lâu dài.
Ngoài những thứ nêu trên người kể phải  thuộc nhiều truyện và phải pha thật nhiều trò và hành động làm các em có trí tưởng tượng phong phú.

Mỗi ngày hãy tích lũy cho mình những bài học và câu chuyện bổ ích dành tặng cho các em.

 
Read more…

Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện

11:16 PM |

Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện . Blog tổng hợp nhiều truyện thiếu nhi hay dành cho các em học sinh và các em nhỏ tuổi.

Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện
Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện


Có một anh chàng nọ quá đỗi thật thà nên mọi người gọi anh là thằng Ngốc. Chàng Ngốc khỏe mạnh, yêu đời và lao động giỏi. Anh chàng nghèo khổ, không cửa không nhà phải đi ở muớn cho một tên trọc phú. Anh làm lụng quần quật suốt ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác. Thấy anh này khỏe mạnh, dễ sai bảo nên sau năm năm nghe anh ta đòi tiền công, hắn dỗ dành anh làm thêm cho hắn năm năm nữa. Lại năm năm nữa trôi qua. Thấy anh đòi tiền công để về, lão trọc phú lại dỗ:

      - Mày ở với tao đã lâu thành ra thân tình trong nhà nên tao không nỡ chia tay ngay với mày. Thôi mày ở với tao thêm năm năm nữa rồi tao đưa tiền công cả mười lăm năm ba nén vàng. Lúc đó thì mày tha hồ giàu có.

      Nghe bùi tai, chàng Ngốc lại dồn hết sức làm việc quần quật cho lão trọc phú thêm năm năm nữa. Lần này hết hạn anh một mực đòi thôi việc. Dỗ mãi cũng không được, lão trọc phú bèn mang vàng ra trả. Chàng Ngốc cầm vàng hí hứng đi, mà đâu có biết lão trọc phú đưa cho chàng toàn vàng giả. Có vàng trong tay chàng Ngốc dự định đi ngao du thiên hạ cho thõa lòng mong ước được biết đó biết đây sau bao nhiêu năm lao động nhọc nhằn. Đi được một hồi anh ghé vào nhà một người thợ bạc. Người thợ bạc hỏi cho biết anh là ai và đi đâu, thì chàng Ngốc kể chuyện mình ra sao, được trả công như thế nào. Nhìn mấy nén vàng anh ta khoe, người thợ bạc nhìn là biết vàng giả, nhưng thấy anh chàng này ngốc nên định bụng lừa anh, hắn bảo:

      - Ở chốn thành đô chỉ có nhà quyền quí mới xài được, chớ dân thường thì khó lắm, tốt hơn anh nên đổi ra bạc dễ tiêu lắm. Sẵn đây tôi có mấy nén bạc anh thích thì tôi đổi hộ cho, cứ một vàng ăn hai bạc.

      Nghe có lý chàng Ngốc khẩn khoản xin đổi hộ. Không ngờ lão thợ bạc lại đưa cho sáu thỏi chì giả bạc. Chàng Ngốc cầm lấy cảm ơn rối rít và lại lên đường.

      Đến một nơi khác trên đường tới kinh đô anh chàng gặp một thợ giày. Mãi nói chuyện vui miệng với người đó anh kể là mình có sáu thỏi bạc. Hắn biết là bạc giả song đang cần chì nên gả đổi lấy một nghìn tờ giấy, hắn chỉ vào thứ lụa giả của mình và bảo:

      - Đây là thứ "lụa đinh kiến" quý lắm, anh nên đem tới kinh đô bán, cứ mỗi vuông lấy một quan tiền thì tha hồ mà tiêu.

      Nghe bìu tai chàng Ngốc đồng ý ngay. Khi ngang qua trường học thấy một người học trò đang chơi chong chóng bằng giấy xanh mà cả đời anh chưa thấy bao giờ nên thích lắm bèn tới xem và hỏi:

      - Cái gì thế này?

      Cậu học trò láu lỉnh nói đùa:

      - Đây là cái "thiên địa vận" dùng nó có thể biết được việc trời đất, mọi việc thế gian đều tỏ tường, nó quý lắm vì điều gì cũng đoán được trước.

      Chàng Ngốc nghe vậy bèn gạ đổi lấy một nghìn vuông "lụa đinh kiến" của mình. Cậu học trò tất nhiên là đồng ý luôn.

      Với thiên địa vận trong tay, chàng Ngốc nghĩ đã đến lúc được mọi người sẽ kính phục hết nhẽ. Qua một cánh đồng rộng chàng Ngốc thấy đám trẻ chăn trâu đang chơi một con niềng niễng lớn có đôi cánh xanh đỏ rất đẹp. Tò mò anh lại xem. Bọn chúng không muốn cho anh xem nên chúng nói dóc cho anh hốt hoảng.

      - Anh tránh ra đi, đây là "ngọc lưu ly" quý hiếm lắm. Đeo nó vào thì hè mát, đông ấm, đến đức vua cũng chưa chắc đã có.

      Chàng Ngốc nghe vậy nghĩ là không ngờ trên đời lại có của quý đến thế, quý tới mức đến đức vua cũng chưa có. Anh chàng bèn đem "thiên địa vận" của mình ra gạ đổi, lũ chăn trâu thấy chong chóng đẹp nên bằng lòng đổi. Chúng bỏ con niềng niễng vào túi còn thắt miệng lại dặn chàng Ngốc:

      - Lúc nào về đến nhà thì mở xem. Không thì ngọc bay mất đấy.

      Được viên ngọc quý rồi chàng Ngốc định bụng vào triều dâng vua để được ngắm cảnh vương triều. Nhưng tới cửa ngọ môn thì chàng ta bị lính gác chận lại. Chàng Ngốc than vãn:

      - Tôi đi ở thuê, làm mướn những mười lăm năm trời vất vả mới được ba nén vàng, rồi đổi lấy sáu thỏi bạc, đến một ngàn vuông "lụa đinh kiến", đến cái "thiên địa vận", cuối cùng "viên ngọc lưu ly", tôi định dâng vua viên ngọc quý đó, vậy cớ sao không cho tôi vào.

      Lúc đó có một gian thần đi ngang qua nghe chàng Ngốc nói có hột ngọc lưu ly hắn liền nổi lòng tham bèn nhận lời dẫn chàng Ngốc vào bái kiến, hắn bảo anh cứ tạm thời chờ ở cửa. Cầm được cái túi, tên quan thấy có cái gì đó tròn tròn ở trong thì khấp khởi mừng lắm. Hắn bước qua ngưỡng cửa hoàng cung bèn giở ra xem thực hư như thế nào để tìm cách chiếm đoạt. Ai dè mở túi ra nó bay vụt đi mất.

      Chàng Ngốc thấy vậy túm lấy tên quan bắt đền. Anh giơ tay đánh trống ở cửa hoàng cung vang lên. Bọn lính kéo anh ra cửa đánh. Chàng khóc ầm ĩ. Thấy động, vua sai người ra dẫn chàng Ngốc vào hỏi sự tình. Ngốc tâu:

      - Muôn tâu bệ hạ, tôi đi ở mười lăm năm được ba nén vàng, rồi sáu nén bạc, rồi một ngàn vuông "lụa đinh kiến", rồi cái "thiên địa vận" mới được hòn "ngọc lưu ly" để đem vào dâng bệ hạ, thế mà cái ông quan kia mở túi làm viên ngọc bay mất. Xin ngài thương rủ lòng thương xử cho con với.

      Tên gian thần thì ra sức chối cãi, song nhà vua vẫn phán:

      - Tên dân này đem hòn ngọc lạ dâng ta. Đó là ý tốt. Để mua viên ngọc đó hắn tốn bao nhiêu công sức và tiền của, vậy kẻ làm mất viên ngọc không chỉ có tội với ta, mà còn phải bồi thường cho người có ngọc đủ số chi phí để có viên ngọc quý đó.

      Đoạn vua quay sang nói với chàng Ngốc:

      - Trẫm ban cho ngươi một chức quan nhỏ để thưởng công cho lòng trung hiếu với trẫm.

      Chàng Ngốc sướng đến run người, chàng nhận đủ số tiền bồi thường và vui vẽ đi nhận chức quan mà vua đã ban cho chàng.

Các bạn đang đọc truyện thiếu nhi  Ngốc Được Kiện
Read more…

Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài

11:07 PM |

Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài. Bạn muốn tìm truyện thiếu nhi hay .Hãy đọc tại atruyencuoi.blogspot.com.Nơi cập nhật nhiều truyện thiếu nhi hay nhất.

 
Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài
Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài

Ngày xưa ở Trung Quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng, liền triệu Biền vào cung, ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, hắn đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo hắn có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch.
Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban rất nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả. Vì thế Biền không nhận vàng, hắn nói: Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần rút trong chùm chìa khóa, nhằm chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy.
 Hoàng đế nghe nói, hơi ngạc nhiên nhưng vốn trọng tài Biền, lại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để cho hắn làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút lông dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút lông, hắn mang đến một hòn đá, lần lượt đem ra chọc mạch từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lần thấy tòe ngòi, hắn lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ như thế cho đến lúc trong kho sắp vơi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông còn nguyên vẹn, Biền mừng quá, reo lên:
 Ta tìm được ngòi bút thần rồi! Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời xông vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con vật ấy đều họat động không khác gì những con vật có thật. Rồi đó Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều.
Diều tự nhiên bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa ông vút lên trên không. Sau đó Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông, sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu hắn tìm thấy ở gần một con sông, cứ như bây giờ là sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, một huyện đất phát đế vương. Huyện đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ. Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình thì đã già mất rồi, nếu được làm vua cũng không hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho con rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ của nó tất được bồi phần trọng đãi, mà dòng dõi của con gái mình cũng được hưởng kết quả tốt đẹp đó. Nhưng muốn thực hiện cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, hắn trở về Trung Quốc bảo người rể đào lấy hài cốt của cha nó đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này hắn chỉ bàn kín với một người học trò của mình mà thôi.
 Nhưng người học trò mà hắn tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần y hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam. Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng chờ cho nó ngậm lại hãy lên. Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo người rể chọn năm giống lúa mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt.
Mỗi huyệt hắn sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quân gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên người con gái của hắn ở nước Nam đẻ luôn một lúc ba người con trai mặt mũi kỳ dị.
 Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: Một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh đều cầm dao sáng quắc. Cả ba đức nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân để thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt. Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bảo vợ: - Mày đẻ ra ma quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế. Rồi đó hắn chém tất cả. Trong lúc bối rối, người nhà của hắn vì lầm nên đốt tất cả nén hương còn lại. Tự dưng đất chuyển động. Ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc mỗi lớn.
Thế rồi nắp mộ tung ra, bao nhiêu quân gia dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên người nào người nấy sức còn yếu, đứng chưa vững, ai nấy đều bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng chết hết. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Và sau khi thấy rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. Từ đó Cao Biền sinh ra chán đời, chả thiết gì nữa. "Không được ăn thì đạp đổ".
Nghĩ thế, hắn thường cưỡi diều đi khắp nước Nam để ếm huyệt và phá tất cả các long mạch. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chám đứt cổ con rồng đó đi. Cũng vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông Trà Khúc đỏ như máu là bởi vì có máu tự cổ con rồng chảy ra. Đến Nghệ An, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu Rồng ở sát bờ biển có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Vì thế đỉnh núi ấy từ đó trở đi không một cây cối gì mọc được. Ở Thanh Hóa, Cao Biền cũng thấy có đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Việt Nam đều phát tích ở Thanh Hóa. Khi diều bay qua làng Thiên Mỗ (bây giờ là làng Đại Mỗ tỉnh hà Đông), Biền thấy có cái giếng ở vệ sông mà bây giờ là Nhuệ Giang cũng có huyệt đế vương.
Hắn bèn cho diều hạ xuống là là sát mặt đất, đọan thuận tay nén luôn cây bút thần của mình xuống lòng giếng đó. Người ta nói cây bút ấy sau rồi hóa thành một khúc gỗ cắm chặt xuống đáy giếng. Không một ai dám động đến nó. Mãi về sau trong làng có một ông thám hoa có tính hiếu kỳ mới tâu vua xin hai con voi về kéo thử khúc gỗ đó lên. Họ tết một chiếc thừng lớn; một đầu buộc vào khúc gỗ còn một đầu buộc vào cổ voi. Nhưng khi voi cất bước thì tự nhiên họ thấy những xóm làng bên cạnh đất chuyển động ầm ầm, đồng thời nhà cửa phát hỏa tứ tung. Lần ấy ông thám đành bỏ dở công việc vì ông ta sợ con rồng bị đau giẫy giụa làm hại đến dân sự. Ngày nay có cái đặc biệt là nước giếng ấy không bao giờ cạn. Mỗi khi nước trong, người ta vẫn thấy có bóng khúc gỗ đen đen ở dưới. Để tâng công với hoàng đế, Cao Biền vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú tinh tường đem dâng lên vua đường. Đại ý nói tất cả các mạch đất quý nhất của nước Nam, hắn đều trấn áp xong. Duy có kiểu đất ở chỗ trung độ (tức bây giờ là Hà Nội) thì hắn đã sai đắp một cái thành gọi là thành Đại La để chặn long mạch. Lễ trấn áp này hắn làm rất linh đình và công phu. Trên hòn núi ở xa xa về phí bắc thành Đại La, hắn cho dựng một cái đàn tràng. Trong thành Đại La, hắn sai nung một lúc tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ. Nung xong, Biền huy động tám vạn quân vai vác giáo, mũi giáo xóc một cái tháp, đi từ Đại La tiến đến núi. Vừa đi họ vừa hô mấy tiếng "thống vận hoàng đế". Đến nơi đặt tháp xuống đỉnh núi rồi tám vạn quân ấy lại nhất tề kéo về Đại La. Cũng vì việc kỳ dị như thế nên núi ấy từ đó mang tên là núi Bát Vạn. Hoàng đế Trung Quốc đọc sách của Cao Biền lại càng khen ngợi hắn. Nhưng việc làm của Biền bị nhân dân ở nước Nam rất căm phẫn. Họ lập tâm chờ dịp giết chết cho bỏ ghét. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào miền cứ như bây giờ là Ninh Bình. Ở đây người ta chuẩn bị cung nỏ chờ khi diều của hắn bay qua là là mặt đất, là cả bao nhiêu người nhất tề phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi, Biền bị trọng thương, sau đó phải dưa về Trung Quốc. Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi cánh diều, một trong ba ngọn núi ở gần trị sở Ninh Bình. Cao Bình về nước được ít lâu bị thủ hạ giết chết. Người ta theo lời dặn của hắn đem hài cốt chôn ở một cái gò cát ở mé biển miền Nam cứ như bây giờ thuộc tỉnh Phú Yên. Ở đó mặc dầu sóng gió thổi mạnh thế nào đi nữa, cát ở mả cũng không bay đi chỗ khác. Người đi thuyền qua đó vẫn gọi là mả Cao Biền. Ngày nay chúng ta còn có câu Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non là ý nóng nẩy vội vàng sẽ thiếu chu đáo, mà như thế thì sẽ thất bại.
Read more…

Truyện thiếu nhi - Cao Biền Dậy Non

11:01 PM |

 Truyện thiếu nhi - Cao Biền Dậy Non. Blog tổng hợp truyện thiếu nhi hay dành cho mọi lứa tuổi.


Truyện thiếu nhi - Cao Biền Dậy Non
   Ngày xưa ở Trung Quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng, liền triệu Biền vào cung, ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, hắn đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo hắn có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch. Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban rất nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả.
     Vì thế Biền không nhận vàng, hắn nói: Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần rút trong chùm chìa khóa, nhằm chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy. Hoàng đế nghe nói, hơi ngạc nhiên nhưng vốn trọng tài Biền, lại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để cho hắn làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút lông dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút lông, hắn mang đến một hòn đá, lần lượt đem ra chọc mạch từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lần thấy tòe ngòi, hắn lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ như thế cho đến lúc trong kho sắp vơi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông còn nguyên vẹn, Biền mừng quá, reo lên: Ta tìm được ngòi bút thần rồi! Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời xông vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con vật ấy đều họat động không khác gì những con vật có thật. Rồi đó Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều. Diều tự nhiên bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa ông vút lên trên không. Sau đó Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông, sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu hắn tìm thấy ở gần một con sông, cứ như bây giờ là sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, một huyện đất phát đế vương. Huyện đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ.
     Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình thì đã già mất rồi, nếu được làm vua cũng không hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho con rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ của nó tất được bồi phần trọng đãi, mà dòng dõi của con gái mình cũng được hưởng kết quả tốt đẹp đó. Nhưng muốn thực hiện cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, hắn trở về Trung Quốc bảo người rể đào lấy hài cốt của cha nó đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này hắn chỉ bàn kín với một người học trò của mình mà thôi. Nhưng người học trò mà hắn tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần y hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam. Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng chờ cho nó ngậm lại hãy lên.
 Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo người rể chọn năm giống lúa mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt. Mỗi huyệt hắn sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quân gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên người con gái của hắn ở nước Nam đẻ luôn một lúc ba người con trai mặt mũi kỳ dị. Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: Một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh đều cầm dao sáng quắc. Cả ba đức nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân để thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt. Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bảo vợ: - Mày đẻ ra ma quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế. Rồi đó hắn chém tất cả.
     Trong lúc bối rối, người nhà của hắn vì lầm nên đốt tất cả nén hương còn lại. Tự dưng đất chuyển động. Ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc mỗi lớn. Thế rồi nắp mộ tung ra, bao nhiêu quân gia dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên người nào người nấy sức còn yếu, đứng chưa vững, ai nấy đều bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng chết hết. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Và sau khi thấy rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. Từ đó Cao Biền sinh ra chán đời, chả thiết gì nữa. "Không được ăn thì đạp đổ". Nghĩ thế, hắn thường cưỡi diều đi khắp nước Nam để ếm huyệt và phá tất cả các long mạch. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chám đứt cổ con rồng đó đi. Cũng vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông Trà Khúc đỏ như máu là bởi vì có máu tự cổ con rồng chảy ra. Đến Nghệ An, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu Rồng ở sát bờ biển có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Vì thế đỉnh núi ấy từ đó trở đi không một cây cối gì mọc được. Ở Thanh Hóa, Cao Biền cũng thấy có đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Việt Nam đều phát tích ở Thanh Hóa. Khi diều bay qua làng Thiên Mỗ (bây giờ là làng Đại Mỗ tỉnh hà Đông), Biền thấy có cái giếng ở vệ sông mà bây giờ là Nhuệ Giang cũng có huyệt đế vương. Hắn bèn cho diều hạ xuống là là sát mặt đất, đọan thuận tay nén luôn cây bút thần của mình xuống lòng giếng đó. Người ta nói cây bút ấy sau rồi hóa thành một khúc gỗ cắm chặt xuống đáy giếng. Không một ai dám động đến nó. Mãi về sau trong làng có một ông thám hoa có tính hiếu kỳ mới tâu vua xin hai con voi về kéo thử khúc gỗ đó lên.
       Họ tết một chiếc thừng lớn; một đầu buộc vào khúc gỗ còn một đầu buộc vào cổ voi. Nhưng khi voi cất bước thì tự nhiên họ thấy những xóm làng bên cạnh đất chuyển động ầm ầm, đồng thời nhà cửa phát hỏa tứ tung. Lần ấy ông thám đành bỏ dở công việc vì ông ta sợ con rồng bị đau giẫy giụa làm hại đến dân sự. Ngày nay có cái đặc biệt là nước giếng ấy không bao giờ cạn. Mỗi khi nước trong, người ta vẫn thấy có bóng khúc gỗ đen đen ở dưới. Để tâng công với hoàng đế, Cao Biền vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú tinh tường đem dâng lên vua đường. Đại ý nói tất cả các mạch đất quý nhất của nước Nam, hắn đều trấn áp xong. Duy có kiểu đất ở chỗ trung độ (tức bây giờ là Hà Nội) thì hắn đã sai đắp một cái thành gọi là thành Đại La để chặn long mạch. Lễ trấn áp này hắn làm rất linh đình và công phu. Trên hòn núi ở xa xa về phí bắc thành Đại La, hắn cho dựng một cái đàn tràng.
      Trong thành Đại La, hắn sai nung một lúc tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ. Nung xong, Biền huy động tám vạn quân vai vác giáo, mũi giáo xóc một cái tháp, đi từ Đại La tiến đến núi. Vừa đi họ vừa hô mấy tiếng "thống vận hoàng đế". Đến nơi đặt tháp xuống đỉnh núi rồi tám vạn quân ấy lại nhất tề kéo về Đại La. Cũng vì việc kỳ dị như thế nên núi ấy từ đó mang tên là núi Bát Vạn. Hoàng đế Trung Quốc đọc sách của Cao Biền lại càng khen ngợi hắn. Nhưng việc làm của Biền bị nhân dân ở nước Nam rất căm phẫn. Họ lập tâm chờ dịp giết chết cho bỏ ghét. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào miền cứ như bây giờ là Ninh Bình. Ở đây người ta chuẩn bị cung nỏ chờ khi diều của hắn bay qua là là mặt đất, là cả bao nhiêu người nhất tề phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi, Biền bị trọng thương, sau đó phải dưa về Trung Quốc.
      Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi cánh diều, một trong ba ngọn núi ở gần trị sở Ninh Bình. Cao Bình về nước được ít lâu bị thủ hạ giết chết. Người ta theo lời dặn của hắn đem hài cốt chôn ở một cái gò cát ở mé biển miền Nam cứ như bây giờ thuộc tỉnh Phú Yên. Ở đó mặc dầu sóng gió thổi mạnh thế nào đi nữa, cát ở mả cũng không bay đi chỗ khác. Người đi thuyền qua đó vẫn gọi là mả Cao Biền. Ngày nay chúng ta còn có câu Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non là ý nóng nẩy vội vàng sẽ thiếu chu đáo, mà như thế thì sẽ thất bại.

Các bạn đang đọc truyện thiếu nhi  Cao Biền Dậy Non
Read more…

Truyện thiếu nhi Ba Chàng Rể

10:54 PM |

Truyện thiếu nhi Ba Chàng Rể. Mời quý vị và các bạn đón đọc tuyển tập truyện thiếu nhi hay được cập thường xuyên tại blog atruyencuoi.blogspot.com


Hai vợ chồng nhà nọ khá giàu có cũng chỉ sinh được một cô con gái. Cô này có nhan sắc. Có ba chàng trai ngấp nghé làm rể: Một tú tài, một khóa sinh và một nông dân. Chẳng may phú ông qua đời, bà vợ bảo: "Ai làm bài văn tế ông nghe mà cảm động thảm thiết sẽ gả con gái cho".
 Tưởng văn chương là nghề múa tay trong bị, chàng tú tài làm một bài văn chữ Hán đối nhau chan chát và đầy điển tích, nhưng mới bắt đầu đọc chữ "duy" đã bị anh chàng nông dân đứng lên cãi: "Duy là giữ lại. Bố chết được chôn cất là hay, tại sao lại bảo giữ lại". Không ngờ bị một anh vô học phá ngang, chàng tú tài bèn bỏ ra về. Đến chàng thứ hai nhờ người gàbài văn tế mở đầu cũng có chữ "duy". Thấy đọc "duy" bị bắt bẻ, anh bèn đọc "di" nhưng lại bị anh nông dân bác: "di" là dời, bố chết chưa được mồ yên mả ấm lại bảo dời đi đâu?". Thẹn quá, anh chàng cũng bỏ luôn. Đến lượt anh nông dân, chẳng tài văn chương giấy má gì cả, đến trước quan tài, quỳ xuống vừa khóc vừa khấn nôm:

Truyện thiếu nhi Ba Chàng Rể
Ô hô! Ô hô! Ô hô!
Nhớ ông xưa: Mình tròn trùng trục, râu dài lê thê Ăn rồi: phát bờ, dọn khe, đan mủng đan sề Ru con ẵm cháu, trồng cà dái dê. Ông bỏ đi mô (đâu)? Ông lại chẳng về. Nói đến đó, bà vợ người quá cố xúc động quá, khóc sướt mướt. Thế là anh chàng nông dân được làm rể.

Các bạn đang đọc truyện thiếu nhi : Ba Chàng Rể
Read more…

Truyện thiếu nhi - Nàng bò tót

11:17 AM |

Truyện thiếu nhi  hay và cập liên tục chỉ có tại atruyencuoi.blogspot.com.Truyện thiếu nhi -  Nàng bò tót. Tuyển tập truyện dành cho các em học nhỏ tuổi.



Truyện thiếu nhi -  Nàng bò tót

Ngày xửa ngày xưa, hai bà cháu anh mồ côi ra đặt bẫy ở một cánh rừng, giết được một con bò tót. Họ làm thịt con bò chia cho bà con dân bản, chỉ giữ lại một đùi phần mình.
Năm ngày qua đi, hai bà cháu đã ăn hết phần thịt, chỉ còn lại cái chân, anh mồ côi gác lên sàn bếp.
Một hôm, hai bà cháu đi làm về, thấy sàn nhà sạch sẽ, bếp lò đỏ than, giữa sạp sàn bày một rá cơm với một nồi canh.
Thấy lạ, nhưng vì đói bụng, hai bà cháu đánh liều cùng ngồi ăn. Ăn xong cả hai người đều lo lắng vì sợ cơm ma. Đêm đó họ không sao ngủ được. Sáng hôm sau thấy trong người vẫn bình thường khỏe khoắn, họ yên lòng mang gùi xách dao lên rẫy như mọi ngày. truyện việt nam
Chiều về, hai bà cháu lại thấy cơm canh đã được ai dọn sẵn như hôm qua. Đang đói bụng, họ lại ngồi vào ăn. Tuy ăn cơm lạ mà bọn họ vẫn không hết nghi ngờ.
Hôm sau, ra rẫy, hai bà cháu vừa phát cây vừa nói về mâm cơm lạ. Anh mồ côi nói:
- Bà ơi! Có ai mà lại cứ đến quét dọn cho nhà ta, nấu cơm, nấu nước cho bà cháu ta mãi thế?
Bà lo lắng trả lời: co tich viet nam
- Ăn của con ma thì phải chết theo con ma thôi, cháu ơi!
Rồi hai bà cháu bàn nhau tìm xem ai là người đã làm việc đó. Sáng hôm sau, vừa thức dậy, anh mồ côi nói to:
- Bà ơi! Việc nương rẫy đã xong, còn ít cây con chưa dọn hết, bà ở nhà làm hết, cháu phải sang bản Cà Lơ xin ít muối và gạo nhé! co tich
Bà soạn gùi, xách giỏ nứa ra sàn ngoài cho cháu, dặn:
- Cháu đi nhanh chân, chóng về kẻo bà nhớ, bếp lửa trông!
Anh mồ côi hẹn:
- Cháu đi hai lần mặt trời dậy, hai lần mặt trời ngủ mới về.
Bà cầm dao, mang giỏ lên nương. Anh mồ côi mang gùi, đeo giỏ, tách rừng đi về phía mặt trời mọc.
Đi được một quãng ngắn, anh mồ côi rẽ vào lối rậm, đạp tắt đường rừng, quay về nấp sau mô đá cao cạnh nhà mình. Từ chỗ đó, anh thấy rõ hết những gì xảy ra trên sạp, ngoài sàn nhà mình.
Anh ngạc nhiên sửng sốt khi thấy một cô gái đẹp từ đâu hiện ra dọn sàn trong sàn ngoài, rồi vác ống tre xuống suối lấy nước, lại lên nhóm lửa bếp nấu cơm, làm canh.
Khi đã dọn đầy đủ cơm nước ra cạnh bếp, cô gái xõa tóc ra hong nắng ở cửa ngách sàn ngoài. Ngắm nhìn cô gái đẹp nằm dài trên sạp sàn nhà mình, anh mồ côi vừa mừng vừa lo.
Rồi anh lẹ làng men đến nắm lấy mớ tóc dài của cô gái, vấn ba vòng, bảy vòng vào tay mình rồi mới lên tiếng:
- Ta bắt được kẻ xấu vào nhà ta rồi! truyen co tich
Cô gái giật mình, toan vùng dậy lẩn trốn nhưng đầu không cựa nổi, đành vật vã trên sàn kêu lên:
- Anh buông tôi ra! Tôi là người trong nhà đây mà!
Anh mồ côi thấy thân hình cô gái mềm mại, khuôn mặt hiền dịu thì có ý thương, nên tháo dần ra một vòng tóc và hỏi:
- Ta có thù oán gì với ai mà cô toan bỏ thuốc độc giết bà cháu ta?
Cô gái lắc đầu hỏi lại:
- Tôi là người trong nhà, anh không nhận ra sao?
- Cô đừng giấu quanh nữa. Cô ở đâu đến đây? Nếu cô nói dối thì tôi sẽ giết chết cô!
Cô gái run run nói:
- Anh có của mà không biết của đấy. Tôi là cái chân bò tót mà. Anh không ăn tôi nên tôi đến để trả ơn anh.
Anh mồ côi nhìn lên sàn bếp thấy mất chân bò tót thì có phần tin, nên buông lỏng thêm một vòng tóc nữa và hỏi:
- Cô trả ơn tôi cho đến bao giờ?
Cô gái lưỡng lự một lúc rồi trả lời:
- Tùy anh thôi!
- Ồ, thế thì cô làm vợ làm chồng với tôi nhé! Nhà tôi nghèo, cô có ưng không?
Cô gái e thẹn trả lời:
- Làm vợ làm chồng thì phải theo phép của Giàng chứ!
Anh mồ côi buồn bã nói:
- Tôi nghèo, bà tôi nghèo, bạc nén không có, nồi đồng, chiêng núm, chiêng bằng cũng không có. Nhà mình rỗng như chiếc nồi úp miệng xuống đất thì lấy gì của bỏ, lấy gì làm lễ cưới?
Cô gái bảo:
- Giàng cho ta làm vợ làm chồng thì một lễ nhỏ cũng thành. Anh nấu một nồi cơm, vắt đủ tám nắm, luộc một quả trứng cắt ra làm tám miếng để lễ Giàng và ma hai nhà. Lúc lễ, anh ngồi trong nhà, em ngồi ngoài sân. Nếu anh ném đúng vào tay em cả tám nắm cơm, anh lại ngửa tay hứng đủ tám miếng trứng em tung vào, không có miếng trứng, miếng cơm nào rơi xuống đất là ý Giàng thuận cho ta làm vợ làm chồng. Nếu Giàng không cho thì em xuống thang đi luôn.
Anh mồ côi lo lắng, vội đi nấu cơm, luộc trứng để làm lễ cúng Giàng.
Vào lễ, anh đã tung được cả tám nắm cơm vào tay cô gái và húng đủ cả tám miếng trứng, không để rơi lại một miếng nào. Cô gái đem cả tám nắm cơm lại thành một nắm to và trao lại cho anh mồ côi.
Hai người đã nên vợ chồng.
Bà đi làm rẫy về thấy cháu mình đang ngồi nói chuyện vui vẻ với một cô gái xinh đẹp ở trên sạp sàn thì lạ lắm. Bà chưa kịp hỏi, anh mồ côi đã kể hết ngọn nguồn cho bà nghe. Bà cháu vui mừng khôn xiết.
Bà cháu sống với nhau rất hòa thuận. Họ chung sức làm được một rẫy lúa to.
Lúa rẫy anh mồ côi chín sớm hơn mọi rẫy khác nên bị bò tót kéo đến phá phách mất nhiều. Anh đã mang ná đi rình nhiều đêm nhưng chưa bắn được một con nào cả.
Người vợ hết mực siêng năng, chăm chỉ công việc ruộng nương, bếp núc. Mỗi lần nấu nướng, chị ta thường giữ kĩ nắm vung trên nồi, không cho ai sờ tay vào. Khi nào bà thấy cháu quá bận rộn, vào làm giúp thì chị ta dặn:
- Bà không được mở vung làm sống cơm bà nhé!
Bấy lâu thấy cháu vẫn giữ kĩ vung nồi, bà lấy làm lạ lắm. Nhân lúc cháu vác ống tre đi múc nước ở suối, bà liền mở vung, hé mắt nhìn vào nồi cơm đang sôi thì lạ thay: một nửa nồi đã thành cơm, còn nửa kia là một nắm thóc vàng.
Đoán ra được cơ sự, bà đậy vung nồi cơm lẩm bẩm một mình:
- Bấy lâu ta tưởng bò tót ăn mất lúa rẫy, hóa ra cháu ta cắt về nấu cơm cho cả nhà cùng ăn. Nó là giống bò tót mà lại!
Biết chuyện, bà càng thương cháu dâu nhưng không kể lại chuyện cho chàng mồ côi biết. Ít lâu sau, bà già qua đời. Vợ chồng anh mồ côi đã sinh được hai đứa con xinh đẹp.
Một hôm, có đàn bò tót đạp rào vào phá ngô ở nương nhà anh. Anh mồ côi lấy ná ra toan bắn thì vợ ngăn lại, van xin:
- Anh ơi, sao anh nỡ bắn họ hàng nhà em?
Đang xót ruột vì nương ngô bị phá, anh chồng gắt:
- Thấy đàn bò ác lại nhận là bà con chú bác là nghĩa làm sao? Nó phá hết ngô, lấy gì cho con ăn?
Người vợ khóc lóc bảo:
- Cây một gốc, nước một nguồn, có phải bà con em mới nhận chứ đâu có nhận quàng. Anh không cho ăn thì ra đuổi đi!
Anh mồ côi vẫn chưa nuôi cơn giận, quát to:
- Đuổi được nó à? Nó húc cho thủng ruột ra ấy chứ? Ừ, bà con cô thì cô ra mời họ ra khỏi rẫy nhà tôi đi!
Người vợ nghe thấy thế giận tím mặt. Chị gạt nước mắt, ôm cả hai con chạy thẳng ra phía đàn bò ở bên rẫy.
Anh chồng thấy thế biết mình quá lời, hoảng hốt lo lắng cho vợ con, vội buông ná gọi to:
- Em ơi, lui lại! Bò giết mất em với các con đấy!
Người vợ vẫn cắm đầu chạy. Anh mồ côi giơ cả hai tay lên trời chới với như người sắp chết chìm, miệng lắp bắp kêu tên vợ, tên con.
Người vợ ẵm hai đứa con lao thẳng vào giữa đàn bò và cũng biến thành một con bò mẹ với hai con bê con. Ba mẹ con bò chạy húc vào lưng, vào cổ, vào bụng những con bò khác trong đàn. Cả đàn bò tót vểnh cổ, cong đuôi chạy lao mất vào rừng sâu.
Anh mồ côi bỗng nhiên mất vợ, mất con, càng ăn năn với cơn nóng giận của mình. Anh khóc rống lên. Tiếng khóc u buồn của anh đến cây rừng nghe cũng rũ lá, vượn nghe cũng khóc theo, chim chóc nghe thì ngừng tiếng hót.
Khi khóc đã khô nước mắt, anh mồ côi lập bàn thờ cúng vợ.
Từ đó, hễ đám lễ nào có giết bò, hoặc nhà nào săn được bò rừng thì anh không dám đến lễ ấy, đến nhà ấy nữa. Vì ai nỡ ăn thịt dòng dõi vợ con mình bao giờ?
(Truyện cổ dân tộc Bru)

 Cám ơn bạn đã đọc Truyện thiếu nhi  Nàng bò tót
Read more…