Ngày xưa, có một cậu bé đã lên sáu tuổi rồi mà vẫn bé tí ti, bé chỉ bằng ngón tay cái mọi người thôi, cho nên ai cũng gọi là cậu bé Tí Hon. Nhà bé Tí Hon nghèo lắm. Bố mẹ phải đi chăn trâu thuê cho địa chủ, phải làm vất vả mà vẫn không có cơm ăn cho đủ no, áo mặc cho đủ ấm. Tí Hon rất thương bố mẹ, chỉ muốn đi làm đỡ bố mẹ thôi. Một hôm, Tí Hon nói với bố mẹ để Tí Hon chăn trâu thay bố mẹ. Lúc đầu, bố mẹ thấy Tí Hon bé, còn đàn trâu thì to nên thương Tí Hon, không cho đi. Nhưng Tí Hon nằn nì mãi cuối cùng bố mẹ phải cho đi. Tí Hon chăn trâu cẩn thận lắm, không để trâu ăn lúa, ăn ngô, mà con nào con đấy cũng no căng cả bụng. Cả làng ai cũng khen. Bọn địa chủ cũng không chê Tí Hon câu nào cả. Một hôm đồng làng hết cỏ, Tí Hon phải đưa trâu lên núi. Bỗng nhiên Tí Hon thấy một bông hoa hồng to bằng cái nón nở trên cành cây. Đợi cho trâu đến gần cây ấy, Tí Hon chui ở tai trâu ra, khẽ chuyển sang cây và leo vào giữa bông hoa. Tí Hon thấy, ồ thích quá, ba cô Tiên cũng bé tẹo như Tí Hon, một cô áo xanh, một cô áo đỏ, một cô áo vàng. Các cô thấy Tí Hon thì vui mừng chào hỏi rồi đi lấy bánh kẹo cho Tí Hon ăn. Tí Hon không ăn mà lại bỏ bánh kẹo vào túi. Thấy vậy, ba cô tiên hỏi : -Sao Tí Hon không ăn ? -Tôi đem về cho bố mẹ tôi ăn, bố mẹ tôi nghèo lắm. Tôi thương bố mẹ tôi lắm. Ba cô Tiên cùng nói : -Tí Hon cứ ăn đi, ăn xong chúng tôi sẽ giúp. Lát sau, ba cô Tiên cùng Tí Hon bước ra khỏi nhà hoa hồng, dắt nhau leo lên ngồi cả trên sừng trâu đi về làng. Về đến nơi, thấy nhà Tí Hon nghèo lắm, vườn ruộng không có, gian nhà đổ nát, ba cô Tiên bảo Tí Hon đi tìm bố mẹ về. Vẽ một đám ruộng to có lúa chín vàng, cô Tiên áo xanh vẽ rất nhiều quần áo đẹp. Vừa vẽ xong thì tất cả hoá thành nhà thật. Vừa lúc ấy Tí Hon và bố mẹ về đến nơi. -Ồ, nhà đẹp thế ? Ruộng của ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế ? Ba cô Tiên ở trong nhà bước ra chào bố mẹ Tí Hon và nói : -Chúng cháu làm giúp hai bác và Tí Hon đấy. Từ nay hai bác không nghèo nữa. Có ruộng cày, có nhà ở, có quần áo mặc. Rồi cô Tiên áo xanh lại cho Tí Hon một chiếc áo, mặc áo vào là lớn bỗng lên. Bố mẹ Tí Hon mừng quá, quay lại định cám ơn thì ba cô Tiên đã biến thành ba con bồ câu trắng bay vù lên mây. Từ đấy, không ai trông thấy ba cô Tiên đâu nữa. Còn Tí Hon lúc này rất to lớn, khoẻ mạnh làm việc rất chăm chỉ, khéo léo chẳng kém gì ba cô Tiên hoa hồng. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ.
Có một bác nông dân muốn làm một cái cày thật tốt. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.
Truyện cổ tích đẽo cày giữa đường.
Bác đẽo một lúc thì một người đi qua chê " bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá", bác nông dân nghe thấy liền làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo " bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá....". Bác nông dân lại chỉnh sửa theo lời khuyên, một lúc sau lại một người nữa đi qua nói " bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay". Bác nông dân nghe vậy, chẳng đắn đo mà cưa bớt cho ngắn lại… Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: "Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn."
Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:
- Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?
Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp: truyen viet nam
- Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!
Cọp không hiểu, tò mò hỏi:
- Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào? truyen co tich
Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:
- Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!
Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:
- Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?
Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói: truyen dan gian
- Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.
Cọp nghe nói, mừng lắm.
Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:
- Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?
Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:
- Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.
Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát:
- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!
Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.
Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.
Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả.
Ngày xửa, ngày xưa có một ông vua sống cùng ba cô công chúa trong một lâu đài trên một vùng đất xa. Một ngày nọ, trong khi vua cha đang suy nghĩ về ba cô con gái, ông nẩy ra một dự định tìm chồng cho họ. cổ tích thế giới
Đến thời gian ba công chúa kết hôn, vua cha tuyên bố ý định của ông. Vua cha nói, “Ta sẽ lấy ba viên ngọc qúy đến suối nước giữa làng. Các chàng trai sẽ gặp nhau ở đấy trong ba ngày. Chàng trai nào tìm được viên ngọc sẽ là chồng con gái ta.”
Hôm sau, nhà vua chọn ba viên ngọc – một viên ngọc lục bảo, một ngọc rubi, và một viên kim cương – và mang chúng vào làng. Vua đi chung quanh các chàng trai với ba viên ngọc trong tay. Đầu tiên vua đánh rớt viên ngọc lục bảo, sau đó rubi, và tiếp là viên kim cương. Một chàng trai khôi ngô đã nhặt được viên ngọc lục bảo. Sau đó một hoàng tử giàu có đã phát hiện viên hồng ngọc và cúi xuống nhặt nó. Nhà vua rất đổi vui mừng. Thế nhưng sau đó một con ếch đã nhảy về phía viên kim cương và nhặt được nó. Ếch mang viên kim cương tới nhà vua và nói, “Tôi là hoàng tử Ếch. Tôi xin được cầu hôn với công chúa thứ ba.” cổ tích
Lúc vua cha nói với Tina, công chúa thứ ba, về hoàng tử Ếch, cô ta từ chối lời cầu hôn. Người dân trong làng khi nghe chuyện ấy, họ cười to và chế nhạo. “Có bao giờ các ngươi nghe tin này chưa?” Họ bàn tán với nhau. “Công chúa Tina sắp kết hôn cùng một con ếch!” Tina đã cảm thấy khủng khiếp. Cô than, “Tôi là bất hạnh nhất trần gian.” Công chúa nhào xuống sàn và khóc thổn thức. Không có ai thương cô, cô tin như vậy. Vua cha đã không hiểu con gái. Công chúa giấu bạn bè và cất nỗi đau trong trái tim. Công chúa chìm dần trong nỗi buồn, buồn hơn theo từng ngày. Hai người chị đã có đám cưới linh đình. Tiếng chuông đám cưới đổ dòn với niềm vui khắp làng. truyen co tich
Sau cùng, Tina đã rời khỏi lâu đài. Công chúa chạy khỏi hoàng cung và sống tự lập trong khu rừng. Công chúa ăn đạm bạc, uống nước suối, đốt củi, tự giặt đồ, tự quét dọn, tự ngủ, và tự săn sóc chính mình. Thế nhưng công chúa nghe cô đơn và buồn bã vô cùng.
Một ngày nọ, Tina đi tắm. Nước hồ sâu và lạnh. Tina bơi khá lâu và bắt đầu thấm mệt. Công chúa đã mất bình bĩnh trong lúc đang bơi về bờ. Cô vội vã cố bơi tới chỗ an toàn. Khi công chúa sắp chết đuối, thình lình con ếch xuất hiện đưa cô vô bờ bằng tất cả sức mạnh của mình. Chàng Ếch đã cứu sống công chúa.
“Tại sao cứu tôi, Ếch?” co tich the gioi
“Bởi vì công chúa còn qúa trẻ, và công chúa cần phải sống.”
“Không, tôi không thể,” công chúa rầu rĩ. “Tôi là người đau khổ nhất trong vũ trụ.” “Hãy kể về điều đó đi,” Chàng Ếch động viên. Họ bắt đầu kể chuyện. Tina và hoàng tử Ếch cùng ngồi giờ này qua giờ khác. Hoàng tử Ếch lắng nghe và đã hiểu. Chàng kể cho công chúa về nỗi bất hạnh và sự cô đơn của mình. Họ cùng chia sẻ tâm tưởng và tình cảm. Ngày qua ngày, họ quấn quít với nhau. Họ tâm sự, cười đùa, vui chơi, và cùng làm việc.
Một ngày nọ trong khi họ đang ngồi bên hồ, Tina đã cúi xuống và, với một xúc động lớn, hôn lên trán chàng Ếch. “Phót!” Bất thình lình, chàng Ếch biến thành một chàng trai! Hoàng tử bồng Tina trong tay và nói, “Công chúa đã làm cho ta thành người bằng nụ hôn. Bên ngoài, ta giống một con ếch, nhưng nàng đã nhìn thấy tấm lòng chân thật của ta. Giờ đây ta đã được tự do. Một mụ phù thủy đã biến ta thành con ếch cho tới khi ta tìm được tình yêu với người con gái nào yêu ta bằng chính trái tim mình.” Khi Tina nhìn thấu vẻ bên ngoài, công chúa đã tìm ra tình yêu chân thật.
Tina và hoàng tử Ếch quay về lâu đài và cưới nhau. Hai công chúa chị lộ vẻ không hài lòng. Người chồng đẹp trai đã lơ vợ và không nói chuyện với cô ta. Người chồng giàu có cười chế nhạo vợ mình và ban cho cô ta mệnh lệnh suốt đời. Còn Tina và hoàng tử Ếch của mình đã sống hạnh phúc sau đó.
Các bạn đang đọc truyện tại atruyencuoi.blogspot.com. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ.
Những truyện cổ tích Việt Nam và thế giới được các bạn nhỏ tuổi yêu thích nhất. Đọc truyện cổ tích và truyện thiếu nhi nhiều nhất chỉ có tại atruyencuoi.blogspot.com
Chúc quí vị và các em đọc truyện vui vẻ !
Sau đây là những tập truyện cổ tích hay mà các em hay tìm đọc nhất
Ngày xưa một gia đình cha mẹ chết sớm còn lại hai anh em. Người anh tham lam, bủn xỉn cùng vợ chiếm hết gia tài nên ngày càng giàu chỉ để lại hai vợ chồng người em nghèo khó nhưng tốt bụng một cây khế cùng một mảnh vườn nhỏ để kiếm sống. Một hôm có một con chim lạ rất to đến ăn khế của người em, hai vợ chồng người em cố nài nỉ xin chim đừng ăn thì chim lại nói sẽ ăn một quả khế trả một cục vàng. Sau khi ăn khế như đã hứa thì chim trả ơn cho hai vợ chồng người em bằng cách chở người em ra đảo ngoài khơi lấy vàng. Từ đó người em giàu có, sung túc. Người anh thấy vậy thì ghanh tị đòi đổi nhà cửa lấy mảnh vườn cùng cây khế của người em để chờ chim đến ăn khế trả vàng. Sau khi đổi xong thì hai vợ chồng người anh cũng gặp chim đến ăn khế và đòi trả vàng. Chim chở người anh ra đảo lấy vàng nhưng vì người anh tham lam lấy nhiều vàng quá nên chim chở về không nổi đã hất người anh lao xuống biển.
+ Truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng
Link đọc:
Tóm tắt:
Một ông lão đánh cá nghèo đi ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới, ông lão chỉ thấy có bùn. Lần thứ hai kéo lưới, ông lão chỉ thấy mấy cây rong. Lần thứ ba, mắc vào lưới là một con cá vàng. Cá vàng tha thiết kêu van, hứa sẽ trả ơn và ông lão đã thả.
Về nhà, ông lão kể lại chuyện thả cá vàng cho mụ vợ nghe. Mụ mắng lão một trận và năm lần bắt ông lão ra biển, đòi cá vàng đáp ứng hết yêu cầu này đến yêu cầu khác ngày càng quá đáng của mụ:
Một ngày nọ, Thỏ và Rùa quyết định thi chạy để giải quyết tranh cãi xem ai nhanh hơn ai. Thỏ chạy nhanh như tên bắn và chắc mẩm Rùa không thể nào đuổi kịp mình nên đã dừng lại và ngủ thiếp luôn trên đường đua. Còn thỏ thì vẫn miệt mài chạy…
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi đêm ngày chịu khói lửa để nấu cơm, hầm ngô, nướng thịt cho mọi người ăn. Một lần, thương ba ông Táo, trời đã nóng lại chịu lửa suốt ngày đêm, cô bé mới lên năm ấy đã lấy một gáo nước to dội luôn lên đầu ba ông. Tro khói bốc lên mù mịt. ông Táo già nhất vụt hiện ra nói:
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình. Ông bố thì con nào cũng quí, thành ra rất phân vân, không biết tính sao cho các con vừa lòng. Bán nhà đi thì có tiền chia cho chúng, nhưng là của hương hỏa nên ông không muốn bán. Sau ông nghĩ được một kế, bảo các con: - Chúng mày hãy đi chu du thiên hạ, thử gan thử sức một phen. Mỗi đứa học lấy một nghề. Đứa nào giỏi nhất, bố cho cái nhà.
Tập truyện hay dành cho các em học sinh và các em nhỏ. Truyện cổ tích cây khế rất hay và ý nghĩa. Các em chú ý đón đọc
Truyện Cổ tích Cây khế
Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ đều chết cả. Hai anh em chăm lo làm lụng, nên trong nhà cũng đủ ăn. Muốn cho vui cửa vui nhà, hai người cùng lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc, đều trút cả cho hai vợ chồng người em. Hai vợ chồng người em thức khuya dậy sớm, lại cố gắng cày cấy, làm cỏ, bỏ phân, lúa tốt hơn trước, nên đến mùa, được bội thu. Thấy thế, người anh sợ em kể công chiếm lấy phần hơn, vội bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng. sự tích việt nam
Ra ở riêng với vợ, người em được người anh chia cho có một căn nhà tranh lụp xụp, trước nhà có một cây khế ngọt. Hai vợ chồng người em không phàn nàn một lời, hết vào rừng đốn củi đem ra chợ bán, lại đi gánh mướn, làm thuê. Còn người anh có bao nhiêu ruộng nương đều cho làm rẽ, để ngồi không hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, người anh cho em là ngu si, lại càng lên mặt, không lui tới nhà em và cũng không để ý gì đến em nữa.truyen co tich Những ngày sung sướng nhất của hai vợ chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm, hai vợ chồng đã chăm bón và bắt sâu, đuổi kiến cho cây khế, nên cây khế xanh mơn mởn, bóng rợp khắp mảnh vườn nhỏ bé, quả lúc lỉu cả ở những cành là sát mặt đất, trẻ lên ba cũng với tay được.
Một buổi sáng, hai vợ chồng mang quang gánh và thúng bị ra gốc khế, định trèo lên hái quả đem ra chợ bán thì thấy trên ngọn cây rung động rất mạnh, như có người đang trèo. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy một con chim rất lớn đang ăn những quả khế chín vàng. Hai vợ chồng đứng dưới gốc cây xem chim ăn, đợi chim bay đi rồi mới trèo lên cây hái quả. Từ đấy, cứ mỗi buổi sáng tinh mơ, hai vợ chồng ra hái khế, thì đã lại thấy chim ở trên cây rồi. Thấy có người, chim vẫn cứ ăn, ung dung một lúc lâu, rồi mới vỗ cánh bay đi. Chim ăn ròng rã như thế ngót một tháng trời, cây khế vợi hẳn quả.
Một hôm, đứng đợi cho chim ăn xong, người vợ nói nửa bỡn nửa thật với chim: “Chim ơi, chim ăn như thế thì còn gì là khế của nhà tôi nữa! Cây khế nhà tôi cũng sắp hết quả rồi đấy, chim ạ!”. Chim bỗng nghển cổ, nheo mắt như cười, đáp lại: “?n một quả, trả cục vàng! May túi ba gang, đem đi mà đựng”. Chim nhắc đi nhắc lại câu ấy ba lần, rồi mới vỗ cánh bay đi. Hai vợ chồng thấy chim biết nói đã lấy làm lạ, lại thấy chim bảo mình như thế, nhắc lại cho mình đến ba lần, nghe rõ mồn một, nên càng suy nghĩ, phân vân. Nhưng rồi hai vợ chồng cũng làm theo lời chim. Người vợ lấy vài vuông vải nâu may cho chồng một cái túi, ngang dọc đúng ba gang. truyen viet nam
Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn xong thì thấy một luồng gió mạnh cuốn cả cát bụi trước sân nhà, rồi trong chớp mắt một con chim cực kỳ lớn hạ xuống giữa sân, quay đầu vào nhà kêu lên mấy tiếng như chào hỏi. Người chồng xách cái túi ba gang ra sân, chim nằm rạp xuống, quay cổ ra hiệu cho anh ngồi lên lưng mình. Anh ngồi lên lưng chim, bám vào cổ chim thật chặt. Chim đứng dậy vươn cổ, vỗ cánh bay bổng lên trời xanh. Chim lúc bay cao, lẩn vào mây bạc; lúc bay thấp, là là trên rừng xanh, đồi núi trập trùng. Rồi chim bay ra biển cả mênh mông, sóng biếc cao ngất vật vào sườn những hòn đảo nhỏ, làm tung lên những bọt trắng xóa. Anh ngồi trên lưng chim thấy biển tuyệt mù, không biết đâu là bờ… Thốt nhiên chim bay vào một hòn đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc, phản chiếu ánh sáng rực rỡ, anh chưa từng thấy bao giờ. Chim bay một vòng thật rộng xung quanh đảo như muốn tìm một nơi hạ cánh, rồi bay những vòng hẹp hơn, là là trên các ngọn đá, lắm lúc anh tưởng như mình sắp bị va vào những tảng đá khổng lồ. Bay đến trước mặt cái hang rộng và sâu, chim từ từ hạ xuống. Ðặt chân xuống đảo, anh nhìn ngó khắp nơi, tuyệt nhiên không thấy một sinh vật nào, không có đến một ngọn cỏ hay một mống chim sâu.
Chim ra hiệu bảo anh vào hang, muốn lấy gì thì lấy. Ở ngay cửa hang, anh đã thấy toàn những thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ các mầu; có thứ xanh như mắt mèo, có thứ đỏ ối như mặt trời, còn vàng bạc thì nhiều như sỏi đá. Thấy hang sâu và rộng, anh không dám vào sợ lạc. Anh nhặt một ít vàng và kim cương bỏ vào túi ba gang, rồi trèo lên lưng chim, ra hiệu cho chim bay về. co tich viet nam
Chim tỏ vẻ vui mừng, gật gật cái đầu, vươn cổ kêu vài tiếng, rồi vỗ cánh bay lên trời xanh, bay qua biển, qua rừng, qua núi. Mặt trời mới vừa đứng bóng, chim đã hạ cánh xuống cái vườn nhỏ có cây khế ngọt. Người vợ thấy chồng về bình yên, mừng rỡ vô cùng, chạy ra vuốt lông chim, tỏ ý cảm ơn, ra hiệu mời chim bay lên cây khế giải khát. Chim bay lên cây khế ăn một lúc, rồi kêu ba tiếng như chào vợ chồng người nông dân, rồi bay đi. Từ đấy, lâu lâu chim mới lại đến ăn khế.
Tiếng đồn hai vợ chồng người em thốt nhiên giàu có bay đến tai hai vợ chồng người anh. Hai vợ chồng người anh vội vã đến chơi nhà em để dò xét. Nghe em thật thà kể chuyện, người anh gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Hai vợ chồng chỉ lo người em không chịu đổi, không ngờ người em vui vẻ ưng thuận ngay.
Hai vợ chồng người anh mừng rỡ như mở cờ trong bụng, lập tức giao hết tài sản của mình cho em, và sáng hôm sau dọn ngay đến ở túp lều tranh trên mảnh vườn nhỏ có cây khế ngọt. đến ở mảnh vườn chật hẹp, hai vợ chồng người anh không làm việc gì cả. Còn được ít tiền hai vợ chồng đem tiêu dần, cả ngày chỉ nằm khểnh ngoài hè, hí hửng nhìn lên cây khế, chờ chim bay đến. Một buổi sáng, có một luồng gió mạnh tạt vào nhà, rồi hai vợ chồng thấy ngọn cây khế rung chuyển. Hai người hớt hải chạy ra sân, vội nhìn lên cây thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế. truyen viet nam
Chim mới ăn vài quả, hai vợ chồng đã tru tréo lên: “Cả nhà chúng tôi trông vào có cây khế, bây giờ chim ăn tào ăn huyệt như thế thì chúng tôi còn trông cậy vào đâu!”. Chim liền đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng. May túi ba gang, đem đi mà đựng”; rồi chim bay vụt đi. Hai vợ chồng người anh mừng quá, cuống quýt vái theo chim, rồi bàn nhau may túi, cãi cọ om sòm. Mới đầu, hai người định may thật nhiều túi, sau lại sợ chim không đưa đi, nên rút cục cũng chỉ may một cái túi như người em, nhưng may to gấp ba, mỗi chiều chín gang, thành một cái tay nải lớn. truyện
Sáng hôm sau, chim hạ cánh xuống sân trước túp lều tranh. Người anh đang ăn, thấy chim bay đến, bỏ cả ăn hấp tấp chạy ra, tay xách cái túi lớn trèo tót lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cất cánh bay bổng lên mây xanh, qua núi qua biển cả, rồi cũng hạ cánh xuống cái đảo khi trước.
Trên lưng chim bước xuống, người anh hoa cả mắt về những ánh ngũ sắc ở các loại kim cương và ngọc quý chiếu ra. Ðến khi vào hang, người anh lại càng mê mẩn tâm thần, quên cả đói cả khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải, lại buộc đầu ống quần và tay áo cho thật chặt rồi nhồi nhét đầy cả hai tay áo và hai ống quần, đến nỗi nặng quá, chàng ta cố kéo lê từng bước mà vẫn chưa ra được khỏi hang.
Chim đợi lâu quá, chốc chốc lại kêu lên vài tiếng vang cả đảo, thúc giục anh chàng ra về. Mãi gần chiều, anh ta mới kéo được cái tay nải đầy vàng và kim cương đến chỗ chim đang đợi. Muốn cho khỏi rơi, anh ta đặt tay nải dưới cánh chim, rồi lấy dây thừng buộc chặt tay nải vào lưng chim và vào cổ mình.
Chim vỗ cánh bay lên, nhưng vì nặng quá, mới bay lên khỏi mặt đất một ít lại sa xuống. Sau chim cố gắng đạp hai chân thật mạnh xuống đất, vươn cổ bay bổng lên. Anh chàng ngồi trên lưng chim khấp khởi mừng thầm, cho là chỉ trong giây phút mình sẽ về đến nhà, sẽ có nhà cao cửa rộng, vườn ruộng khắp nơi, tiêu pha hết đời thật hoang toàng cũng không hết của. Lúc ấy, chim đã bay trên biển cả. Trời trở gió, những con sóng xám xì cất cao lên bằng mấy nóc nhà. Chim bay ngược gió rất là nhọc mệt, cổ gập hẳn xuống, hai cánh mỗi lúc một yếu dần. Túi vàng lớn thốt nhiên bị gió hất mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi hai cánh, đâm bổ từ lưng trời xuống biển. Chỉ trong chớp mắt, người anh bị sóng cuốn đi, cái túi lớn và những ống quần, tay áo chứa đầy vàng và châu báu dìm anh ta rất mau xuống đáy biển. Còn chim chỉ bị ướt lông, ướt cánh một lúc, rồi chim lại vùng lên khỏi mặt nước, bay về núi, về rừng.
Truyện cổ tích Andersen là một trong những tập truyện được các bạn đọc nhỏ tuổi hay tìm và đọc nhất. Những câu truyện giúp các em có những giấc mơ đẹp. Một trong những truyện cổ tích andersen là truyện Cô bé bán diêm. Một câu truyện hay và nhiều ý nghĩa.
Truyện đã được các nhà sản xuất truyền tải thành phim cho các em dễ xem. Mời quí vị và các bậc cha mẹ , các em đón xem.
Truyện cổ tích Andersen
Rất nhiều câu truyện được xuất sang phim . Chúng tôi sẽ cập nhật cho các bạn liên tục.
Truyện cổ tích hay nhất dành cho các em học sinh và các em nhỏ. Những ai không có thời gian đọc có thể xem video trực tiếp tại đây
Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:
- Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói.
Ăn xong, ông cụ bảo nàng:
- Hồi nãy làm sao con khóc?
Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.
- Ta là đức Phật, - ông cụ nói tiếp, - ta thấy con có lòng tốt. Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.
Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.
Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:
- Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với!
Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.
Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: "Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!". Nhưng lại có những tiếng khác: "Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì". Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.
Từ đó, cô gái cùng với số người nghèo hầu hạ trưởng giả được hưởng những của cải do chúng để lại. Lại nói chuyện trưởng giả và họ hàng đành phải nấp náu trong rừng sâu, ngày ngày kiếm quả cây nuôi thân. Chúng đi lom khom, áo quần rách nát trông rất thiểu não. Nhưng chúng vẫn tiếc của. Cho nên thỉnh thoảng ban đêm chúng lại mò về, hoặc gõ cửa, hoặc ngồi trước nhà kêu léo nhéo suốt đêm, gần sáng mới trở về rừng.
Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.
Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.
Những chuyện cổ tích hay được dân gian truyền lại rất hấp dẫn cho các em nhỏ và các bậc cha mẹ phụ huynh.
Truyện cổ tích Sọ Dừa
Chuyện Cổ Tích Sọ Dừa
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông.
Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một
mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy
cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế
rồi, về nhà, bà có mang.
ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay,
mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì
đứa bé lên tiếng bảo.
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ
lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà
phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn
cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn
bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau
đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm
mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái
thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị
kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương
người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng
nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng
trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò
gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ
Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải
người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về
làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ
mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ,
đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia
nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông
hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê
bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ
tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy
vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu
chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy
vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại
vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những
thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách
và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng
bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ
một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay
làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo
thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình
nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo,
lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống
được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm
bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp
nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà
con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô
chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra
chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ
ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó
bỏ đi biệt xứ.
Truyện cổ tích việt nam hay nhất : Thỏ và Rùa. Cuộc thi thì kết thúc nhưng bài học thì vẫn còn ý nghĩa cho đến ngày nay.
Ngày
xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn.
Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua.
Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
Thỏ
xuất phát nhanh như như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy
rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên
đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây
và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc
đường đua, giành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó
đã bị thua.
Đó là
truyện ngụ ngôn mà bất kỳ đứa con nít nào nếu có đi học lớp lá, lớp mầm
hay lớp chồi gì í cũng sẽ được nghe mấy cô giáo kể.
Gần đây, sau cuộc thi với Thỏ năm nảo năm nao thì Rùa bất chợt nổi lên mặt nước để mong thi thố với Thỏ.
Rùa và Thỏ lại gặp nhau. Chúng quyết định thi thố lần nữa với mục đích chào mừng ngày lễ... của những ngày hội.
Tuy
nhiên, sau khi khởi hành không lâu, thì Rùa nghe được 1 tin không vui
rằng, chú Cò ốm – bạn thân của Rùa, đang lặn lội bờ ao đi kiếm ăn thì bị
gãy cánh vì cơn mưa bão mùa này hoành hành dữ dội quá. Bắt được tin
này, Rùa ta “đánh tiếng” với Thỏ với hy vọng Thỏ và Rùa sẽ cùng nhau vào
cứu trợ, giúp đỡ Cò qua cơn hoạn nạn. Nhưng tiếc thay, Thỏ ta đã từ
chối lia lịa vì bận phải đi duyệt hội của nhà Đom đóm. Nghe đâu, có một
ngàn con đom đóm lớn nhỏ sẽ được quy tụ về để xếp hình, xếp chữ và bay
lòng vòng tỏa sáng chói trên máy hiên nhà!
Lại kể,
Rùa khệ nệ cái mai già của mình ngược dòng về phương Nam để thăm cánh
cò. Nhìn cảnh Cò ta xệ cánh trốn chạy con nước cứ ào ạt đổ vào nhà mà
Rùa không cầm được nước mắt. Rùa nhảy vào giúp, nhưng cũng chẳng có được
gì hơn, cũng là tay xách nách mang cứu những gì còn lại trong nhà
và leo lên mái hiên nhà để chờ anh Diều hâu, bác Đại bàng.. ứng cứu!
Sau khi
rời nhà Đom đóm thì Thỏ nhà ta tung ta tung tăng đi lòng vòng thăm thú
khắp nơi. Vì Thỏ dám chắc, có đi bằng máy bay đi nữa thì Rùa cũng chẳng
về kịp với mình để đến đích. Thỏ ta đi xem các buổi biểu diễn nghệ thuật
của cô Sơn Ca, chú Chích Chòe, cậu Vành Khuyên…, rồi triển lãm tranh
của bác Quạ đen, đi xem phim mới trình chiếu của anh Sáo Sậu… Tóm lại,
còn có khối cái để hưởng thụ, để mãn nhãn đang chờ Thỏ phía trước!
Chuyện
sẽ không có hồi kết, vì chắc như bắp thì Rùa còn phải mất rất nhiều thời
gian để giúp anh Cò dựng lại căn nhà, lo cái ăn, cái thiếu đói sau cơn
mưa lũ, rồi thì đến cái chữ cho bọn cò con, có lẽ đến Tết Công gô mới
làm xong việc. Nhiều người sẽ chê trách, Rùa nhanh nhảu lo chuyện bao
đồng, không lo đua với Thỏ mà đi làm chuyện “vác tù và hàng tổng”.
Nhưng biết đâu, nhờ vậy, mọi người mới có cơ hội xem cuộc đua Rùa và Thỏ dài dài…